1. Các biểu hiện triệu chứng:
Có thể xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể thay đổi nhiều tùy theo nền văn hóa. Có thể có một hoặc nhiều triệu chứng và các triệu chứng có thể thay đổi theo thời gian.
2. Các đặc trưng để chẩn đoán:
- Nhiều triệu chứng cơ thể khác nhau khơng thể giải thích được (cần hỏi bệnh sử chi tiết và thăm khám tỉ mỉ để xác định điều này).
- Đi khám thường xuyên mặc dù các xét nghiệm đều âm tính.
- Một số bệnh nhân lúc đầu có thể quan tâm làm việc giảm nhẹ các triệu chứng cơ thể. Số khác lại lo bị mắc một bệnh cơ thể và khơng tin rằng mình khơng hề bị bệnh (rối loạn nghi bệnh).
- Có thể hay gặp các triệu chứng trầm cảm và lo âu. 3. Chẩn đoán phân biệt:
- Tìm kiếm ma túy để giảm nhẹ cơn đau cũng có thể là một dấu hiệu của rối loạn do sử dụng ma túy, xem Rối loạn do sử dụng ma túy.
- Nếu cảm xúc trầm buồn nổi trội, xem Trầm cảm.
- Nếu có những niềm tin bất thường về các triệu chứng (ví dụ: tin rằng các cơ quan đang bị mục nát), xem Rối loạn thần cấp.
- Nếu triệu chứng lo âu nổi trội, xem Rối loạn hoảng sợ và Rối loạn lo âu lan tỏa. 4. Chỉ dẫn quản lý:
Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình: - Stress thường gây ra các triệu chứng cơ thể.
- Tập trung vào việc kiểm sốt các triệu chứng, khơng tập trung vào việc phát hiện nguyên nhân của chúng.
5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:
- Cần nhận thức rằng các triệu chứng của bệnh nhân là có thật. Họ khơng nói dối hoặc bịa ra. - Hỏi bệnh nhân cái gì gây ra triệu chứng đó? Nỗi lo sợ của họ là gì?
- An ủi bệnh nhân một cách hợp lý (ví dụ: đau bụng khơng có nghĩa là bị ung thư). Khun bệnh nhân không nên quá chú ý vào những lo lắng bệnh tật.
- Thảo luận về những stress tình cảm liên quan đến sự xuất hiện của triệu chứng.
- Các phương pháp thư giãn có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng liên quan đến sự căng thẳng (đau đầu, đau cổ, hoặc đau lưng).
- Khuyến khích bệnh nhân tập luyện và tham gia các hoạt động mà họ thích, khơng cần chờ đến khi các triệu chứng mất hết mới trở lại hoạt động ngày thường.
6. Thuốc:
- Tránh xét nghiệm chẩn đốn khơng cần thiết hoặc kê một loại thuốc mới mỗi khi có một triệu chứng mới xuất hiện.
- Thuốc chống trầm cảm (ví dụ: Amitriptyline 50 - 100 mg/ngày) có thể có ích trong nhiều trường hợp (ví dụ: đau đầu, khó chịu ở vùng bụng, đau ngực khơng điển hình).
7. Khám chuyên khoa:
- Tránh chuyển bệnh nhân đến các thầy thuốc chuyên khoa. Bệnh nhân được quản lý tốt nhất ở trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Bệnh nhân có thể khó chịu khi được chuyển sang thầy thuốc tâm thần và có thể tìm sự tư vấn về y tế ở nơi khác.