RỐI LOẠN PHÂN LY

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 27 - 29)

1. Các biểu hiện triệu chứng:

Bệnh nhân biểu hiện những tư thế hoặc những triệu chứng cơ thể có màu sắc kịch tính như co giật, quên, mất cảm giác, rối loạn thị lực, liệt, rối loạn định hướng, vong ngơn.

2. Các đặc trưng để chẩn đốn: Các triệu chứng cơ thể có đặc điểm:

- Biểu hiện khác thường trong cách biểu lộ. - Không phù hợp với bất cứ một bệnh nhân nào.

- Khởi phát thường đột ngột và liên quan tới các stress tâm lý hoặc những hồn cảnh khó khăn của từng cá nhân.

Trong những trường hợp cấp tính, các triệu chứng có thể: - Rất kịch tính và khác thường trong biểu lộ.

- Thay đổi thường xuyên.

- Liên quan đến sự quan tâm của người khác.

Trong những trường hợp mạn tính, bệnh nhân có vẻ bình thản khi kể về các triệu chứng trầm trọng. 3. Chẩn đoán phân biệt:

- Khám cẩn thận để phát hiện những bệnh thực tổn có thể gây ra các triệu chứng đó.

- Cần có một bệnh sử chi tiết và khám thực thể (bao gồm cả khám thần kinh) cẩn thận. Những triệu chứng sớm của các bệnh thần kinh (ví dụ: xơ cứng rải rác) có thể giống các triệu chứng của rối loạn chuyển di.

- Nếu có các triệu chứng cơ thể khác khơng thể giải thích được, xem phần Rối loạn dạng cơ thể. - Nếu xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, xem phần Trầm cảm.

4. Hướng dẫn quản lý:

Thông tin cơ bản cho bệnh nhân và gia đình:

- Các triệu chứng cơ thể hoặc thần kinh thường khơng có ngun nhân thực thể rõ ràng. Các triệu chứng có thể do stress gây ra.

- Các triệu chứng thường khỏi nhanh (từ vài tiếng đến vài tuần) và không để lại di chứng. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình:

- Khuyến khích bệnh nhân tìm hiểu về những stress hoặc những khó khăn gần đây (mặc dù có thể khơng cần bệnh nhân tìm được sự liên hệ giữa stress và các triệu chứng hiện tại).

- Giúp bệnh nhân củng cố các tiến triển tốt. Cố gắng không làm củng cố các triệu chứng.

- Khuyên bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian ngắn và cố làm giảm nhẹ stress, sau đó trở lại các hoạt động thường ngày.

- Khuyên bệnh nhân không nên nghỉ ngơi quá lâu hoặc rút lui khỏi các hoạt động thường ngày. 6. Thuốc:

- Tránh sử dụng thuốc giải lo âu hoặc thuốc an dịu.

- Trong các trường hợp bệnh kéo dài và có triệu chứng trầm cảm kèm theo, các thuốc chống trầm cảm có thể có ích (ví dụ: Amitriptyline 25 - 50 mg mỗi tối tăng dần đến 100 - 150 mg mỗi tối sau 10 ngày).

7. Khám chuyên khoa:

Cần xem xét việc tham khảo ý kiến chuyên khoa: - Nếu các triệu chứng tồn tại hơn 6 tháng.

- Để phòng ngừa hoặc điều trị những biến chứng cơ thể của các triệu rối loạn phân ly (ví dụ: co cứng cơ).

5. CÁC CHẤT DẪN TRUYỀN THẦN KINH

I. KHÁI NIỆM

1. Chất dẫn truyền thần kinh:

* Các chất được coi là chất dẫn truyền thần kinh nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn: - Là chất được tổng hợp trong các neuron.

- Là chất từ neuron tiền synapse, sẽ được giải phóng vào khe synapse khi có sự khử cực.

- Khi được đưa vào cơ thể như một loại thuốc, chúng sẽ bắt chước tác dụng của chất dẫn truyền thần kinh nội sinh.

- Có một cơ chế cho sự chuyển thải bay lên làm mất hoạt tính của chất dẫn truyền đó tại các neuron và khe synapse.

- Sự dẫn truyền các xung đột thần kinh bao gồm sự giải phóng một chất dẫn truyền từ 1 neuron và sự gắn kết phân tử chất dấn truyền đó vào receptor các neuron khác.

* Q trình dẫn truyền hố học này đã bị tác động bởi hầu hết các thuốc được sử dụng trong tâm thần: - Tất cả các thuốc chống loạn thần (ngoại trừ Clozapine) đều phát huy tác dụng bằng việc ức chế các receptor D2 của Dopamine.

- Tất cả các thuốc chống trầm cảm đều có tác dụng làm tăng cường số lượng serotonin, norepine (hoặc cả 2 loại) ở khe synapse.

- Tất cả các thuốc giải lo âu đều có tác dụng làm tăng cường số lượng serotonin, norepine (hoặc cả 2 loại) trên các receptor GABA.

2. Các chất điều biến và hormon thần kinh:

"Chất dẫn truyền thần kinh" là thuật ngữ được sử dụng phổ biến khi đề cập đến các tín hiệu hố học xảy ra giữa các neuron. Tuy nhiên "chất điều biến thần kinh" và "hormon thần kinh" cũng được sử dụng trong một số trường hợp để nhấn mạnh một số đặc tính đặc biệt:

- Tác dụng của các chất điều biến thần kinh: Điều chỉnh đáp ứng của neuron đối với các chất dẫn truyền thần kinh. Tác dụng điều biến này có thể k o dài hơn sự hiện diện của chất dẫn truyền thần kinh đó. Nghĩa là các chất điều biến thần kinh ít liên quan trực tiếp đến ức chế hay hoạt hoá neuron.

- Chất hormon thần kinh: Là chất được giải phóng vào máu thay vì vào khoang ngồi neuron trong não. Một khi đã vào máu chúng có thể đi vào khoang ngoài neuron gây tác dụng trên neuron.

3. Luật Dale - Feldberg:

Theo luật này một neuron chỉ tiết ra chính một chất dẫn truyền thần kinh trong mọi quá trình, xung đột. Hiện nay người ta thấy rằng trong một neuron cùng tồn tại nhiều chất dẫn truyền. Phổ biến nhất là từng cặp chất peptide. Một số neuron có thể có nhiều chất dẫn truyền thần kinh cùng tồn tại trong một sợi trục thần kinh. Tuy nhiên luật Dale - Feldberg vẫn đúng: trong các neuron có nhiều chất dẫn truyền thì chính xác các chất dẫn truyền đó được giải phóng trong mọi q trình xung đột của nó. Điều quan

trọng là phải chăng số lượng chất dẫn truyền được giải phóng sẽ điều hồ hoạt động dẫn truyền hay cịn có các yếu tố, cơ chế nào khác nữa?.

4. Phân loại chất dẫn truyền thần kinh:

Có 3 dạng chính của chất dẫn truyền thần kinh trong não là:

- Các Amine sinh học (biogenic amine): Là những chất được biết đến trước tiên. Loại này chỉ có ở vài phần trăm các neuron.

- Các Acide amine (amino acide): Tồn tại ở 70% các neuron, song khó phân biệt các acide amine ở hầu hết các loại protein với chính acide amine có tác dụng là chất dẫn truyền thần kinh.

- Các peptide: Số lượng các peptide xong nhiều xong chỉ rất ít các peptide đạt đủ 4 tiêu chuẩn của 1 chất dẫn truyền thần kinh.

Một phần của tài liệu TÂM THẦN HỌC 2010 (Trang 27 - 29)