Các công trình nghiên cứu về giải pháp phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 26 - 32)

lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Liên quan đến hướng nghiên cứu này, có nhiều công trình trên cơ sở nghiên cứu thực trạng PTKTDL trong bối cảnh, điều kiện khác nhau như: sự tác động của chính sách, của BĐKH ... đã đưa ra hệ thống các giải pháp. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:

Công trình, Managing Tourism - Quản lý Du lịch của giáo sư S. Medlik [152], nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu ba nội dung chính: Tương lai- Phân tích- Kế hoạch, trong đó tác giả đã: Phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng đóng góp của các nghiên cứu tương lai đối với chính sách về du lịch, vòng đời của khu vực du lịch liệu có thể được kiểm soát?; Cho rằng trong du lịch, các chính sách đưa ra phải dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định; Việc thiết lập

chính sách trong du lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch; Đề cập đến khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch.

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập” [130]. Nội dung luận án đã phân tích làm rõ khái niệm về du lịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST trong xu thế hội nhập.

Đồng thời, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST của một số nước như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nêpan, Kênia, Êcuađo, Côxta Rica, Pháp, Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả luận án đã rút ra 7 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Việt Nam.

Đánh giá thực trạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn vừa qua từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn tới bao gồm: Hoàn thiện quy hoạch DLST bền vững theo hướng cộng đồng; Hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DLST; Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; Đa dạng hóa và tạo tính đặc thù sản phẩm DLST; Nâng cao chất lượng sản phẩm DLST; Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và BVMT; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực DLST; Tăng cường nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá DLST; Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DLST; Đẩy mạnh xúc tiến giáo dục nâng cao nhận thức về DLST.

Theo TIES (The International Ecotourism Society- Hiệp hội DLST quốc tế), Definition and Ecotourism Principles - Định nghĩa và Nguyên tắc Du lịch sinh thái” [154]: Du lịch bền vững có 3 hợp phần chính, đó là: Thân thiện môi trường, du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên và các khu bảo tồn nói riêng. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường (động thực vật, các sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm ...) và cố gắng có lợi cho môi trường; Gần gũi về xã hội và văn hóa. Nó không gây hại đến các

cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Khuyến khích các bên liên quan (các cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, và quản lý chính quyền) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch, phát triển và giám sát, giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ; Có kinh tế, nó đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. Nó mang lợi ích cho người chủ, cho nhân viên và cả người xung quanh. Nó không bắt đầu một cách đơn giản để sau đó sụp đổ nhanh do các hoạt động kinh doanh nghèo nàn. Theo đó, một đơn vị kinh doanh du lịch mà có đủ 3 tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. Điều này có nghĩa là việc thực hiện kinh doanh du kịch trong nhiều cách có thể không phá hủy các nguồn lực tự nhiên, văn hóa và kinh tế, nhưng cũng khuyến khích đánh giá cao những nguồn lực mà du lịch phụ thuộc vào. Việc kinh doanh mà được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí này có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hóa và mang lại lợi tức đến cho cộng đồng và có thể cũng sẽ thu lợi tức.

Theo Will G., J.Nelson và R.W.Buler (1993), Tourism and sustainable developoment: Monitoring, planning, mananging, department of geography, Uninersity of Waterloo, Waterloo, Ontario - Du lịch và PTBV: Giám sát, lên kế hoạch, quản lý (Khoa địa lý, Đại học Waterloo, Waterloo, Ontario) [156]: Đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá cho PTDL bền vững và đây cũng được xem là các tiêu chuẩn chung cho sự thành công của PTDL bền vững, bao gồm: Du lịch sinh thái: hướng đến các điểm thiên nhiên, bảo tồn tài nguyên môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương; Du lịch bền vững: không làm giảm nguồn lực thiên nhiên; Du lịch trách nhiệm: làm giảm thiểu các yếu tố tiêu cự của du lịch ảnh hưởng đến môi trường; Du lịch thiên nhiên: các hoạt động du lịch và trải nghiệm tập trung vào thiên nhiên; Du lịch văn hóa: du khách trải nghiệm nền văn hóa tại điểm đến; Du lịch khám phá; ....

Kreg Lindberg and Donald E.Hawkins “Ecotourism: A Guide for Planners and Managers - Du lích sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản ” [149]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã đưa ra phương pháp (cách thức)

quy hoạch DLST cho các khu bảo tồn thiên nhiên: Đánh giá hiện trạng về tiềm năng du lịch; Khẳng định một trạng thái du lịch mong muốn và xác định các bước để đạt đến trạng thái đó; Viết văn bản chiến lược DLST. Đề ra các biện pháp để phát triển và thực hiện nguyên tắc chỉ đạo DLST cho các khu thiên nhiên hoang dã và cộng đồng lân cận ...

- Te Fu Chen, “Building a sustainable tourism development in international tourism destination - Xây dựng PTDL bền vững trong điểm đến du lịch quốc tế” [153]. Tác giả đã đề cập đến một số nội dung như: sự bền vững là nền tảng của PTDL, những chỉ dẫn thực tiễn đối với du lịch bền vững như sự lựa chọn của phát triển, trách nhiệm của quản lý điểm đến, công ty lữ hành và du lịch tư nhân, khách lữ hành và dân địa phương, đánh giá tầm ảnh hưởng và quản lý và trong điểm đến du lịch quốc tế, công cụ để giúp quản lý điểm đến bền vững hơn. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng mô hình PTDL bền vững trong điểm đến du lịch quốc tế. Mô hình du lịch này là tổng hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường mà mỗi quốc gia và địa phương PTDL có thể tham khảo, học tập.

Theo Trần Tiến Dũng (2006), “Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha- Kẻ bàng” [33]. Để PTDL bền vững, cần thực hiện các giải pháp sau: Bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường tự nhiên; Bảo vệ và tôn tạo môi trường nhân văn (danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa lịch sử, truyền thống bản sắc dân tộc và địa phương); Xây dựng kế hoạch quy hoạch khu du lịch một cách khoa học và xây dựng tầm nhìn; Tính toán kỹ và quản lý chặt chẽ sức chứa du khách (không lạm dụng và tăng số lượng du khách quá sức chứa); Đào tạo cán bộ và nhân viên du lịch có tính chuyên nghiệp cao (kể cả ngành hướng dẫn du lịch và ngành khách sạn - nhà hàng - resort); Gắn kết chặt chẽ giữa các tổ chức, hiệp hội du lịch, công ty du lịch và chính quyền địa phương trong việc quản lý DLBV ở các khu du lịch; Nâng cao trách nhiệm BVMT đối với khách du lịch; Đảm bảo phúc lợi xã hội và thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương. Giáo dục truyền thống hiếu khách và giao lưu văn hóa; Nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với các khu du lịch.

Trong bài “Thực trạng và các giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường” của tác giả Trần Quốc

Toản [124, tr.7-26] đã nhìn nhận tổng quát về công tác ứng phó với BĐKH và bảo vệ tài nguyện, thiên nhiên để đưa ra những vấn đề lớn đang đặt ra và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, thực hiện đồng bộ giữa các lĩnh vực và nhiệm vụ, giải pháp riêng cho từng lĩnh vực ứng phó với BĐKH, BVMT và tài nguyên.

Theo United Nations Environment Programent (UNEP) and Word Tourism Organization (2012), Touris in the green economy - Background reprt UNWTO, Madrid - Chương trình môi trường Liên hợp quốc và Tổ chức Du lịch thế giới (2012), Du lịch trong kinh tế xanh - Báo cáo cơ sở, UNWTO [155]. Báo cáo được đã đưa ra các thông điệp: Du lịch có tiềm năng đáng kể như một động lực thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới; Sự phát triển của du lịch đi kèm với những thách thức không nhỏ: tiêu thụ nước nhiều hơn so với nước dân dụng sử dụng, xả nước chưa qua xử lý, tạo ra chất thải, thiệt hại cho đất liền địa phương và đa dạng sinh học biển và các mối đe doạn đối với sự tồn tại của các nền văn hóa địa phương, các di sản và truyền thống; Du lịch xanh có tiềm năng tạo ra nhiều việc làm mới, xanh: Theo ước tính một công việc trong ngành du lịch cốt lõi tạo ra khoảng một rưỡi việc làm bổ sung hoặc gián tiếp liên quan đến du lịch; PTDL có thể được thiết kế để hỗ trợ nền kinh tế địa phương và giảm nghèo; Đầu tư vào việc xanh hóa du lịch có thể giảm chi phí năng lượng, nước và chất thải và tăng cường giá trị của đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản; Khách du lịch đang yêu cầu xanh hóa du lịch; Khu vực tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, có thể và phải được huy động đễ hỗ trợ du lịch xanh; Phần lớn tiềm năng kinh tế cho du lịch xanh nằm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần tiếp cận tốt hơn với nguồn tài chính để đầu tư vào du lịch xanh; Đầu tư và chính sách của chính phủ có thể thúc đẩy các hành động của khu vực tư nhân đối với du lịch xanh. Toàn bộ 8 thông điệp trên được trình bày trong 5 chương của báo cáo.

- Trong cuốn “Nhà nước Việt Nam với vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông thôn” của Lê Thị Thanh Hà, căn cứ vào vai trò của nhà nước trong việc BVMT, tác giả đề ra 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với việc BVMT trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật BVMT; Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về BVMT các cấp và xây dựng đội ngũ cán bộ BVMT đáp ứng yêu cầu mới; Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển dịch vụ công trong việc BVMT và tăng cường giáo dục ý thức, trách nhiệm BVMT cho nhân dân; Đẩy mạnh đầu tư cho nhiệm vụ BVMT của quốc gia [45, tr.173-217].

Cuốn "Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường" của Nguyễn Thị Thơm, An Như Hải [115] đã khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường; quan tâm phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Philippin về sử dụng chế tài xử phạt vi pháp pháp luật BVMT, xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường, sử dụng biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và huy động cộng đồng tham gia và BVMT để rút ra bài học cho Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT, tăng cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BVMT, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp ... nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam thời gian tới.

Theo Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [18], báo cáo đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu:

Một là, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng PTDL vùng Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với PTDL của vùng.

Hai là, quy hoạch PTDL vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đưa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các chỉ tiêu PTDL, đã đưa ra một số định hướng phát triển về các mặt như: sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch, xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu và xúc tiến quảng bá, tổ chức không gian PTDL, đầu tư PTDL, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vùng.

Ba là, các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó, bao gồm các giải pháp: nhóm giải pháp đầu tư và huy động vốn đầu tư, giải pháp phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức, quản lý; ứng dụng khoa học -

công nghệ; liên kết vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch vùng và ứng phó với BĐKH.

Theo tác gia Nguyễn Thế Chinh trong bài "Sử dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm phát triển du lịch" [23], tác giả đã chỉ ra rằng để tăng cường vai trò kiểm soát của nhà nước đối với hoạt động BVMT, Việt Nam đã và đang sử dụng trong quản lý tài nguyên và BVMT và môi trường du lịch như: Thuế tài nguyên; Phí môi trường (phí nước thải và phí rác thải môi trường); Đặt cọc hoàn trả và ký quỹ môi trường (mục đích để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản); Quỹ môi trường (bao gồm: quỹ môi trường quốc gia; quỹ môi trường địa phương; quỹ môi trường ngành); Các cơ chế tài chính khác.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w