Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 151 - 153)

. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch (chủ yếu là giao thông, bến thuyền, cấp nước, cấp năng lượng, hệ thống xử lý chất thải ở các khu, điểm du lịch)

4.2.3.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng

Thứ nhất, tăng cường hoạt động “giảm nhẹ” tác động tiêu cực của BĐKH và mực nước biển dâng trong lĩnh vực du lịch:

Trong nỗ lực chung của thế giới và của các ngành kinh tế hướng tới mục tiêu “giảm nhẹ” tác động của BĐKH với việc cắt giảm lượng khí CO2, ngành Du lịch Ninh Bình cần phải có một số hoạt động cụ thể:

- Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, theo đó cần khuyến khích phát triển DLST, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng.

-Tăng cường năng lực quản lý “sức chứa” đối với các khu, điểm du lịch tự nhiên, theo đó sẽ hạn chế được tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường tự nhiên, góp phần bảo tồn các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học.

- Khuyến khích và tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch, theo đó sẽ không chỉ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của cảnh quan, môi trường du lịch mà còn góp phần làm tăng diện tích lớp phủ thực vật ở Việt Nam và qua đó hạn chế sự phát tán khí CO2 ra khí quyển.

- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước và sử dụng năng lượng tái tạo theo đó du lịch sẽ góp phần tích cực trong nỗ lực tiết kiệm tài nguyên và hạn chế lượng thải ra môi trường; khuyến khích áp dụng mô hình “3R - giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế” trong các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm cải thiện công tác quản lý chất thải, giúp BVMT và tiết kiệm tài nguyên. Đây được coi là

các tiêu chí xếp hạng về “Thân thiện với môi trường”, về “Nhãn sinh thái” cho các cơ sở dịch vụ du lịch.

Thứ hai, tăng cường hoạt động “thích ứngvới BĐKH trong lĩnh vực du lịch:

- Nâng cao nhận thức về BĐKH và những tác động đến du lịch: cho đến nay nhiều nhà quản lý và doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam còn rất “thờ ơ” trước vấn đề này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng các chính sách và các hoạt động phù hợp.

- Xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH và mực nước biển dâng trong lĩnh vực du lịch (trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH); lồng ghép các phương án thích ứng với BĐKH trong các quy hoạch và các dự án đầu tư du lịch (đặc biệt là các dự án ven biển).

- Tích cực tham gia các hoạt động trồng rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn, trên Cồn Nổi nơi có hoạt động du lịch nhằm hạn chế tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lốc, nước biển dâng do bão và gió mùa, xói lở đường bờ do mực nước biển dâng...).

- Trong những trường hợp đặc biệt, cần có phương án xây dựng đê, kè chắn sóng để bảo vệ những đối tượng tài nguyên du lịch, hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Những phương án này cần được tính toán thận trọng, có cơ sở khoa học với sự hỗ trợ của các chuyên gia từ các ngành khoa học có liên quan như địa lý, địa chất, hải dương học, xây dựng công trình...

- Việc xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở những khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của BĐKH và mực nước biển dâng theo kịch bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố cần được tính toán kỹ lưỡng để hạn chế tới mức thấp nhất tác động của BĐKH, đặc biệt ở vùng ven biển Kim Sơn và Cồn Nổi.

- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH trong PTDL và giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường, đảm bảo cho PTBV.

- Nghiên cứu xây dựng mô hình PTDL cộng đồng, du lịch trải nghiệm đồng quê, du lịch homestay, DLST …, đảm bảo hiệu quả trong công tác vừa bảo tồn, vừa phát triển.

- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước; sử dụng năng lượng sạch, tái tạo; công nghệ xử lý rác thải… trong hoạt động du lịch; tăng cường sử dụng tái chế các chất thải để có thể tiếp tục sử dụng…

Thứ ba, tăng cường ứng dụng xanh trong phát triển du lịch

- Ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các cơ sở kinh doanh lưu trú (khách sạn, homestay), khu, điểm du lịch nhằm góp phần PTKTDL gắn với ĐBANMT.

- Sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đảm bảo hạn chế việc thay đổi môi trường cảnh quan trong xây dựng…Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng vật liệu tre luồng và các vật liệu khác thân thiện môi trường trong các công trình du lịch.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w