Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 88 - 91)

- Về kết cấu hạ tầng

3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên du lịch

hiệu quả tài nguyên du lịch

Trong những năm gần đây, nhờ đổi mới chính sách, mở cửa của Đảng và Nhà nước, hoạt động kinh doanh du lịch ở Ninh Bình bước đầu đạt kết quả đáng khích lệ trên một số chỉ tiêu, cụ thể như sau:

*Về tổng doanh thu: Tổng thu từ du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2010 tổng thu từ du lịch của tỉnh mới đạt 551,4 tỷ đồng thì đến năm 2018 con số này 3.213 tỷ đồng tăng lên gấp 5,8 lần, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2010 - 2018 là 11,6%/năm (xem biểu đồ 3.1).

Biểu đồ 3.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018

* Về kinh doanh lữ hành: Nếu như năm 2010 lượng khách du lịch đến Ninh Bình mới chỉ đón được 3.096.589 lượt khách; năm 2015 tăng lên 5.993.208 lượt khách, con số này năm 2018 là 7.378.618 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2018 là 12.05%. Trong đó tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế là 4.51% và lượng khách nội địa là 13.83% (xem biểu đồ 3.2). Đây thực sự là một dấu ấn tích cực đối với du lịch Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sông Hồng nói chung.

Biểu đồ 3.2: Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2019

(Nguồn: [92,93,94])

Sự gia tăng lượng khách du lịch đến với tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn từ 2010-2019, phần lớn đến từ Quần thể danh thắng Tràng An (xem biểu đồ 3.3).

Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch đến Quần thể danh thắng Tràng An giai đoạn từ năm 2014-2019 (Nguồn: [91])

* Thị trường khách du lịch: Nếu như trong giai đoạn 2006-2010 các thị trường nổi bật là thị trường Đài Loan chiếm trung bình 14,15% tổng số khách đến Ninh Bình; Thị trường Trung Quốc chiếm trung bình 11,2%; thị trường Mỹ chiếm trung bình 8,3%; thị trường Pháp chiếm 7,7%; thị trường Nhật chiếm 7,5%; thị trường Anh chiếm 3,3%; thị trường Thái Lan chiếm 1,8%, thị trường Hồng Kông chiếm 1,7%; Việt Kiều chiếm trung bình 18,9%; còn lại là thị trường từ nhiều nơi khác đến. Nhưng đến nay đã có sự chuyển hướng đến những thị trường tiềm năng là Nga, Ý, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Hà Lan ... [28, tr.68].

*Về kinh doanh dịch vụ du lịch

. Cơ sở lưu trú du lịch: Trong những năm gần đây, số lượng cơ sở lưu trú tại Ninh Bình tăng đáng kể. Cùng với sự gia tăng về số lượng, chất lượng phòng ngủ cũng được nâng lên:

- Về số lượng: Năm 2010, cả tỉnh chỉ có 187 cơ sở lưu trú đi vào hoạt động với 3.041 buồng; đến năm 2018 đã tăng lên 583 cơ sở với tổng số 7.021 buồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2010 - 2018 về số cơ sở là 13,8%/năm; về số buồng là 10,2%/năm.

-Chất lượng: Tính đến hết năm 2018, cơ sở lưu trú du lịch Ninh Bình mới có 52 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao. Trong đó: Khách sạn 1 sao là 25, với 443 phòng; Khách sạn 2 sao là 31, với 759 phòng; Khách sạn 3 sao là 5, với 373 phòng; Khách sạn 4 sao là 3, với 452 phòng. So với tổng số cơ sở lưu trú và số phòng đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ: 52/583 chiếm 8,9% và 2.027/7.021, chiếm 28,8% (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1: Cơ sở lưu trú du lịch của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2018 Năm\Hạng mục 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Số cơ sở 187 224 235 276 286 390 423 463 583 Số phòng 3.041 3.564 3.628 4.102 4.508 5.353 5.748 5.999 7.021 Tổng số khách sạn từ 1- 4 sao 23 33 33 38 42 45 45 56 52 - Khách sạn 1 sao 3 7 8 9 10 13 14 24 25 Số phòng 107 197 197 232 242 274 260 401 443

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w