ninh môi trường
Thứ nhất, phát triển kinh tế du lịch tạo nguồn lực và điều kiện cho đảm bảo an ninh môi trường
Theo Luật BVMT, các nguồn lực cơ bản BVMT, gồm: Tài chính (NSNN, phí BVMT, quỹ BVMT, ....), khoa học công nghệ, nhân lực, ... Khi KTDL phát triển sẽ đóng góp vào NSNN để đầu tư cho công tác BVMT; góp phần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường vào việc xử lý chất thải giảm thiểu ONMT, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học, người dân sinh sống tại khu du lịch, điểm du lịch là nguồn lực chủ yếu thực hiện công tác BVMT. Đây sẽ là những nguồn lực và đồng thời là điều kiện để thực hiện các yêu cầu BVMT.
Khi KTDL phát triển thì việc đầu tư cho công tác BVMT càng lớn. Việt Nam, có triển vọng, tiềm năng PTDL, là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước,
sự đóng góp của ngành du lịch vào sự phát triển chung ngày càng to lớn. Vì vậy, Đảng luôn đặt du lịch ở vị trí chiến lược quan trọng hàng đầu, coi đó là cơ sở và lực lượng để PTKT, xã hội bền vững. Vì thế, PTKTDL là một quá trình tất yếu nhằm tạo nguồn lực để góp phần PTBV kinh tế nói chung và BVMT nói riêng.
Đồng thời, khi KTDL phát triển các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch như: nhà nước, doanh nghiệp, người dân cũng sẽ tăng cường đầu tư cho công tác BVMT. Và một khi hoạt động kinh doanh du lịch gắn liền với BVMT và đạt được hiệu quả cao thì nhận thức về công tác BVMT của các chủ thể cũng sẽ ngày càng được nâng lên.
Thứ hai, do yêu cầu bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên du lịch
Để hấp dẫn khách du lịch đến với các điểm, khu du lịch ngày càng gia tăng, các cảnh quan thiên nhiên có khả năng đưa vào PTDL sẽ được ngành du lịch đầu tư tu bổ ngày càng tốt hơn và các diện tích tự nhiên cho phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia được đảm bảo. Mặt khác, sản phẩm du lịch phần nhiều gắn với tự nhiên, cảnh quan môi trường … cho nên không có cách nào khác du lịch phải trở thành một “giải pháp hữu hiệu” nhằm BVMT tự nhiên. Hơn nữa, một trong các nguyên tắc cơ bản nhất trong PTDL hiện nay là giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, môi trường là nhân tố cần được coi trọng trước tiên, bởi vì, nó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả PTDL.
Thứ ba, do sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường
* Tác động của phát triển kinh tế du lịch đến đảm bảo an ninh môi
trường PTKTDL sẽ ảnh hưởng đến ĐBANMT ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
- Tác động tích cực
. Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
. Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, việc quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc cho PTDL sẽ huy động cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc.