Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 32 - 33)

đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Cường “Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình” [28], đã nêu quan điểm chủ đạo PTBV du lịch hướng tới sự hài hòa của những mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, những quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển của khoa học công nghệ thay đổi cân bằng đó thay đổi theo. Ngoài ra, PTBV du lịch đòi hỏi phải phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng cao có khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch, song không gây tổn hại tới môi trường tự nhiên văn hóa bản địa, đồng thời có trách nhiệm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bản địa. Ngoài ra, tác giả cũng cho rằng khâu yếu kém nhất của quản lý nhà nước ở Ninh Bình là khâu thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch.

Trong bài “Để Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững. Hướng đột phá phát triển du lịch Ninh Bình trong Vùng Đồng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc” tại Hội thảo khoa học: “Ninh Bình-20 năm đổi mới và phát triển” [51], tác giả cho rằng để PTBV Ninh Bình cần tháo gỡ một số nút thắt sau: Đa dạng sản phẩm du lịch từ tham quan, giải trí, tâm linh, tìm hiểu lối sống, văn hóa cộng đồng,…; Thúc đẩy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Nâng cao nhận thức của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch; Về huy động nguồn lực PTDL; Về xúc tiến quảng bá; Về hoạch định chính sách và quản lý; Về bảo tồn, BVMT.

Mô hình khách sạn xanh (tiêu dùng xanh): Emeralda Resort Ninh Bình: phục vụ nước lọc trong những bình thủy tinh thay vì bình nhựa, ống hút giấy được đưa vào phục vụ ẩm thực thay thế cho ống hút nhựa truyền thống, túi sinh học tự phân hủy được sử dụng để thu gom rác thải… [42].

Mô hình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường: Những homesay này đều hòa mình trong không gian xanh tươi được thiên nhiên bao bọc và bầu không khí trong lành thuần khiết, được thiết kế bằng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên và thân thiện với môi trường như mái lá, mái ngói, tre, gỗ, … giúp cho các phòng nghỉ tại đây đều mát về mùa hè và ấm vào mùa đông - đây cũng được coi là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng của các homestay tại Ninh Bình.

Theo Phương - Dung, trong bài Ninh Bình phát triển du lịch gắn với bảo vệ sinh thái, [84] tác giả chỉ ra những biện pháp để bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (huyện Gia Viễn, Ninh Bình) được Ban quản lý, chính quyền và nhân dân thực hiện: Nêu cao trách nhiệm, chú trọng đến việc thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học (hiện nay đã thu hút được 30 cộng tác viên kiểm lâm tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên cùng với Ban Quản lý rừng. Năm 2010 trên địa bàn chỉ có 40 cá thể Voọc mông trắng, nay đã có trên 150 cá thể); Tuyên truyền, giáo dục cho bà con không được chặt cây, phá vỡ cảnh quan môi trường, không được khai thác đá cảnh ở trong khu bảo tồn; mỗi đò đều có thùng đựng rác, tránh tình trạng khách du lịch xả rác ra đầm.

Hay như việc làm Hội Liên hiệp phụ nữ xã thường xuyên phối hợp với Ban Quản lý khu Bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long dọn dẹp vệ sinh, khơi thông dòng chảy, thu gom rác thải…

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w