. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch (chủ yếu là giao thông, bến thuyền, cấp nước, cấp năng lượng, hệ thống xử lý chất thải ở các khu, điểm du lịch)
4.2.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình
đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình
Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm huy động, sử dụng các nguồn lực cơ bản vào PTKTDL theo hướng gắn tăng trưởng du lịch với thực hiện vấn đề xã hội và BVMT góp phần để KTDL phát triển hiệu quả và bền vững. Đây là một trong những giải pháp có tính chiến lược đảm bảo cho các hoạt động phát triển KT-XH nói chung và PTKTDL gắn với ĐBANMT nói riêng phải tuân thủ những quy định về môi trường và pháp lý. Trong thời gian tới, Ninh Bình cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng rà soát, loại bỏ những chính sách không còn phù hợp, bổ sung và sửa đổi những chính sách còn thiếu so với yêu cầu thực tiễn PTDL. Cụ thể:
- Đối với chính sách thu hút đầu tư PTDL: Đây được coi là chìa khóa thành công trong việc thu hút đầu tư nói chung và đầu tư du lịch nói riêng. Để thực hiện tốt giải pháp này, dựa trên các cơ chế chính sách hiện hành của Nhà nước đặc biệt là Luật Đầu tư, cần nghiên cứu đề xuất, sửa đổi và bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù về một số loại thuế liên quan đến du lịch như sau:
. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một số năm đầu kể từ khi doanh nghiệp phải chịu loại thuế này đối với các dự án đầu tư xây dựng mới và đồng bộ các khu du lịch trọng điểm có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch mới đặc thù, tạo nên thương hiệu cho du lịch tỉnh Ninh Bình……; có cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các hoạt động du lịch phục vụ khách quốc tế
ở các khu du lịch trọng điểm như đối với các ngành nghề sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu mà không phải là dịch vụ đơn thuần; rà soát và quy định thống nhất về ưu đãi thuế; chuyển ưu đãi thuế theo hướng ưu đãi sau đầu tư (ưu đãi về thuế suất, miễn, giảm thuế) sang hướng ưu đãi trực tiếp cho nhà đầu tư du lịch.
. Thuế xuất, nhập khẩu: Cần có chính sách ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá cơ sở du lịch theo yêu cầu của du khách.
Ngoài ra, tỉnh cũng cần tiếp tục thực hiện một số điều của Luật Đầu tư về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào một số lĩnh vực, trong đó có những lĩnh vực liên quan đến du lịch như sử dụng năng lượng sạch, sinh thái, …
- Đối với chính sách vốn cho hoạt động KTDL: Để gia tăng nguồn vốn thiếu hụt và tăng cường nguồn vốn cho PTKTDL của tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới, ngoài nguồn vốn từ NSNN, chính quyền địa phương cần cụ thể hóa chính sách đã được ban hành, như: tiếp cận đất đai, tiếp cận vốn,... nhằm thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước, cá nhân, tổ chức có tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ đầu từ vào du lịch; khuyến khích các chủ thể trên đầu tư vào hạ tầng phục vụ PTKTDL gắn với ĐBANMT, như: hệ thống giao thông, điện, nước, các loại hình du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, cần có chính sách khác từ các nguồn vốn khác, như: vốn lồng ghép từ các Chương trình dự án xây dựng nông thôn mới; vốn tín dụng, vốn từ các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
. Thực hiện thuế môi trường: Là khoản thu vào NSNN/địa phương nhằm điều tiết các hoạt động BVMT, bù đắp chi phí xã hội bỏ ra để giải quyết vấn đề môi trường. Thuế môi trường chia thành 2 loại: Thuế gián thu đánh vào sản phẩm hàng hóa gây ONMT và thuế trực thu đánh vào chất lượng chất thải độc hại đối với môi trường do các khu, điểm du lịch gây ra.
. Lệ phí môi trường: Là khoản thu có tính bắt buộc do nhà nước quy định, đối với cá nhân, pháp nhân được hưởng, lợi ích sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp như: Phí vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, giám sát thanh tra môi trường ... tại các khu, điểm du lịch ...
. Thực hiện nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền", với nội dung: người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng gây ra. Phí rác thải, phí nước thải và các loại phí khác là các ví dụ cụ thể về nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền".
- Đối với chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác PTKTDL gắn với ĐBANMT phục vụ hoạt động kinh tế du lịch:
Tỉnh cần tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với Trường Đại học Hoa Lư, Đại học Du lịch Hà Nội, Đại học Hà Nội đào tạo trung cấp, cao đẳng du lịch, tại chức, từ xa và sau đại học về quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn, ... hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo và tuyển dụng nhân viên. Ngoài ra, tỉnh cũng cần phải xã hội hóa hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào tạo lao động nghề du lịch cung cấp cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Cụ thể:
* Về đào tạo cán bộ, công chức quản lý nhà nước, cán bộ quản lý doanh nghiệp Bên cạnh chính sách hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng về tào tạo nguồn nhân lực nói chung, Sở Nội vụ tham mưu cho UBND xem xét sửa đổi, bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã ban hành
cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương không trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính sách phải được dựa trên cơ sở khuyến khích người đi học đúng ngành nghề theo công việc đang làm và đào tạo chuyên sâu, đào tạo ở các bậc học cao.
- Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, phải có quy hoạch đào tạo sát với nhu cầu sử dụng, phải đúng đối tượng nhằm tránh tình trạng người cần đào tạo không được đi học, người được đào tạo không sử dụng được.
- Để thu hút và tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung: Hằng năm, tỉnh nên dành một nguồn kinh phí nhất định từ ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao và có kết quả học tập tốt, với điều kiện sau khi học xong về nhận công tác tại tỉnh; Bố trí công việc hợp lý cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có trình độ học vấn cao, có chính sách tạo việc làm ổn định và phụ cấp ngoài chính sách tiền lương để họ có động lực làm việc, cống hiến để tránh tình trạng cào bằng thu nhập người có năng lực, làm tốt cũng bằng người không có năng lực công tác; Cử đi đào tạo chính quy đối với những cán bộ trẻ có năng lực, có khả năng nghiên cứu chuyên sâu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch gắn liền với sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.
- Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch (khu du lịch, khách sạn, công ty lữ hành…), có chính sách ưu tiên và lựa chọn những cán bộ có nhiều sáng kiến phát minh, có năng lực trong lĩnh vực quản lý kinh doanh du lịch… đi đào tạo ở các địa phương có ngành du lịch phát triển kể cả ở nước ngoài để tiếp thu những kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch, đáp ứng cho mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài.
*Đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh (Đại học Hoa Lư…) cần tập trung nâng cao năng lực về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên trong công tác đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch; … nhằm phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới.
*Đối với cộng đồng dân cư: Hiện nay, nhận thức xã hội về ngành KTDL còn hạn chế, đặc biệt vấn đề ĐBANMT. Vì vậy các sở, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng và nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm cho người dân tại các khu, điểm du lịch bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức các lớp tập huấn, tọa đàm, truyền thông về vai trò và ý nghĩa của ngành du lịch đối với nền kinh tế, môi trường - xã hội, đến đời sống của cộng đồng dân cư, đến công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên... Những chương trình này có thể được lồng ghép trong các khóa học ở các trường phổ thông, các buổi tập huấn về giáo dục môi trường và nâng cao nghiệp vụ du lịch cho cộng đồng...
- Đối với chính sách khoa học công nghệ trong hoạt động KTDL:
Sở Du lịch tham mưu, tư vấn cho UBND tỉnh ban hành các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Ninh Bình, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào việc xử lý nước thải, rác thải, thích ứng với BĐKH, nước biển dâng.
Khuyến khích các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách sạn, homestay), áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, những sáng kiến vào hoạt động kinh doanh của mình như: thiết kế xanh - thân thiện với môi trường, tiêu dùng xanh. Khuyến khích các cơ sở kinh doanh đưa vào khai thác các loại hình du lịch thân thiện với môi trường, du lịch cộng đồng, DLST,...
Khuyến khích cộng đồng dân cư tại khu, điểm du lịch tham gia vào hoạt động làm xanh, sạch môi trường.
Ban hành cơ chế phối hợp giữa Sở Du lịch tỉnh với các cở ban ngành có liên quan; cơ chế phối hợp giữa các huyện trong tỉnh tỉnh trong việc học tập kinh nghiệm, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch.