Định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 134 - 137)

- Khách sạn 2 sao Số phòng

4.2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

có sự chồng chéo, bất cập, vì thế nhiều tài nguyên du lịch bị xuống cấp, cảnh quan và môi trường bị xâm hại, ONMT ngày càng nghiêm trọng,...

4.2.2. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế du lịch gắn với đảmbảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đến năm 2030

4.2.2.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninhmôi trường môi trường

* Một số định hướng chung

. Phát triển kinh tế du lịch là nhiệm vụ quan trọng, cốt lõi trong phát triển KT - XH của tỉnh. Vì Ninh Bình là một địa phương có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trong của cả nước, trong khu vực và trên thế giới; và là ngành có những đóng góp to lớn vào GDP và ngân sách của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần vào xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

. Phát triển kinh tế du lịch gắn với ĐBANMT là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Muốn thúc đẩy PTKTDL gắn với ĐBANMT đòi hỏi phải có sự đồng thuận và nỗ lực lớn của các hệ thống chính trị, các ngành, các địa phương đặc biệt là của chính những người dân tham gia vào hoạt động du lịch và cộng đồng cư dân sinh sống tại địa phương và các khu, điểm du lịch.

. Phát triển kinh tế du lịch gắn với ĐBANMT phải phù hợp với với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Ninh Bình

Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về tiềm năng du lịch, phát triển theo hướng chuyên nghiệp, tạo ra những sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao, mang thương hiệu “Ninh Bình - Tràng An”, có tính cạnh tranh cao, nhưng phải đảm bảo gắn chặt với công tác bảo tồn

các giá trị tự nhiên, văn hóa và BVMT; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hướng tới mục tiêu PTDL bền vững.

. Phát triển kinh tế du lịch phải hướng tới mục tiêu phát triển vì con người. Suy cho cùng mọi sự phát triển đều phải hướng tới sự phát triển của con người và PTKTDL hay công tác BVMT không phải là ngoại lệ. Bởi, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực, vừa là lực lượng chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;vừa là người trực tiếp hưởng thụ những thành quả lao động của mình tạo ra. Hơn nữa, con người vừa cải tạo thiên nhiên, vừa cải thiện bản thân mình. Và vì trong chiến lược PTBV - con người là trung tâm của sự PTBV: phát triển do con người và vì con người trong mối quan hệ cộng sinh, hài hòa với tự nhiên.

. Đảm bảo hài hòa giữa PTKT với vấn đề xã hội và BVMT. Vì, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Đó cũng là 3 trụ cột của kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia, địa phương (tỉnh).

. Phải đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các chủ thể nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong PTKTDL với ĐBANMT. Bởi các chủ thể tham gia vào PTKTDL gắn với ĐBANMT đều có vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm nhất định tùy theo vị trí của mình. Hành vi của mỗi chủ thể ấy đều hưởng lợi ích phù hợp với vai trò, trách nhiệm của mình.

Vì vậy, muốn PTKTDL gắn với ĐBANMT nhất thiết phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.

* Định hướng cụ thể

Thứ nhất, về phát triển thị trường du lịch

. Đối với thị trường khách du lịch quốc tế: Tập trung vào phát triển nhóm thị trường trọng điểm, ưu tiên phát triển trong giai đoạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo (các thị trường gần: Đông Bắc Á và Đông Nam Á); Nhóm thị trường duy trì phát triển trước mắt đến năm 2020 và lâu dài đến năm 2030 (Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc); Nhóm thị trường tiềm năng phát triển sau năm 2025 (Ấn Độ, các nước Trung Đông).

. Đối với thị trường khách du lịch nội địa: Những thị trường du lịch chính của tỉnh như sau: Khách du lịch tham quan, nghiên cứu, sinh thái, du lịch nghỉ

dưỡng: Khách du lịch văn hóa lễ hội - tín ngưỡng, Khách du lịch cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí; Khách du lịch thương mại, du lịch hội nghị, hội thảo.

Thứ hai, về phát triển sản phẩm du lịch

Căn cứ vào vị trí, đặc điểm của tài nguyên du lịch và các điều kiện khác liên quan, có thể định hướng phát triển các nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo: Nhóm các sản phẩm du lịch tham quan danh lam thắng cảnh; Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa - tâm linh; Nhóm các sản phẩm DLST; Nhóm các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí, thể thao cuối tuần; Nhóm sản phẩm du lịch biển, sinh thái biển.

Thứ ba, phát triển các khu, điểm du lịch

Căn cứ định hướng phát triển của Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, định hướng về phát triển các khu du lịch quốc gia trên địa bàn tỉnh Ninh Bình: Khu du lịch quốc gia Tràng An; Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động ; Khu du lịch Cúc phương, Khu DLST Vân Long, ...

Thứ tư, đầu tư phát triển du lịch

Căn cứ định hướng phát triển không gian du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Các khu vực cần ưu tiên đầu tư phát triển là những khu vực có tiềm năng du lịch và các điều kiện khác để phát triển; có hệ thống các khu, điểm du lịch để hình thành nên các sản phẩm du lịch đa dạng.

- Các khu vực này bao gồm: Thành phố Ninh Bình và phụ cận; Khu du lịch quốc gia Tràng An; Khu du lịch quốc gia Kênh Gà - Vân Trình; Khu du lịch Vân Long (chức năng DLST); Khu vực Kim Sơn - Cồn Nổi (chức năng DLST, nghỉ dưỡng biển); Khu du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương - hồ Đồng Chương (chức năng DLST, nghỉ dưỡng, nghiên cứu động vật hoang dã…); Hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái (chức năng du lịch thể thao, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng); Khu vực Đồng Giao - Tam Điệp (chức năng du lịch văn hóa, sinh thái nông nghiệp công nghệ cao)

-Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư:

. Đầu tư xây dựng các khu du lịch quốc gia (Tràng An, Kênh Gà - Vân Trình); các khu DLST, nghỉ dưỡng (Cúc Phương - hồ Đồng Chương, Vân Long,

hồ Yên Thắng - Đồng Thái, Cồn Nổi); các điểm du lịch… một cách đồng bộ, có chất lượng cao, với các sản phẩm du lịch đa dạng mang thương hiệu Ninh Bình - Tràng An - Bái Đính để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

. Đầu tư tăng cường hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng cao (chủ yếu là khách sạn nghỉ dưỡng 4-5 sao, các phương tiện vận chuyển chuyên dùng, các hình thức và phương tiện vui chơi giải trí hiện đại, các dịch vụ bổ sung…); đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch; đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch…

. Đầu tư cho các ngành dịch vụ có liên quan đến tổ chức hoạt động du lịch (sản xuất các hàng thủ công mỹ nghệ; trung tâm thương mại, hội chợ, chợ đêm…), đầu tư khôi phục các lễ hội, làng nghề và các giá trị văn hóa truyền thống…

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w