Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 140 - 143)

. Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch (chủ yếu là giao thông, bến thuyền, cấp nước, cấp năng lượng, hệ thống xử lý chất thải ở các khu, điểm du lịch)

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG Ở TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2030

4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia pháttriển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Nâng cao nhận thức mới giúp cho các chủ thể hiểu rõ tầm quan trọng của PTKTDL gắn với ĐBANMT, từ đó có suy nghĩ đúng, hành động đúng và mỗi hành động đúng góp phần vào việc hành thành nếp, thói quen BVMT cả trong sản xuất lẫn trong đời sống. Vì vậy, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa PTKTDL gắn với ĐBANMT cần thiết phải nâng cao nhận thức PTKTDL gắn với ĐBANMT của các chủ thể tham gia vào PTKTDL, đặc biệt là doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tại khu, điểm du lịch.

* Đối với nhà nước: Khi hoạch định chính sách phát triển KT-XH đất nước nói chung PTKTDL nói riêng bên cạnh mục tiêu phát triển KT-XH, phải coi trọng yếu tố môi trường. Đây là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu PTBV quốc gia.

* Đối với doanh nghiệp: Chính quyền cấp tỉnh và Sở Du lịch Ninh Bình cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho doanh nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến trong việc

PTKTDL gắn với ĐBANMT. Đồng thời, phải coi trọng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong BVMT. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch đối với BVMT, ĐBANMT là trách nhiệm của sự tồn tại của chính mình. Bởi, môi trường không chỉ có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển con người, mà còn có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Trách nhiệm BVMT/ĐBANMT không chỉ là trách nhiệm đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với mọi chủ thể xã hội sống trong môi trường tự nhiên. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoạt động du lịch đối với BVMT là: đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối môi trường sinh thái, thông qua việc tuân thủ các quy định về BVMT, áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, chất thải, rác thải, nước thải ... tại các điểm, khu du lịch phải được xử lý theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn hiện hành theo quy định của pháp luật về BVMT... Để nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch đối với BVMT, ĐBANMT cần thiết phải áp dụng các biện pháp:

. Mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định về BVMT, ...

. Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh, các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường.

. Nhà nước có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động du lịch thực hiện tốt giữ gìn ANMT.

* Đối với người dân: Người dân (cộng đồng) là những chủ nhân thực sự, nhưng người không thuộc khu vực tổ chức du lịch; là người bảo vệ tài nguyên du lịch một cách bền vững và hiệu quả nhất; là yếu tố có vai trò quyết định để phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, để nâng cao nhận thức và trách nhiệm với đối tượng này trong PTKTDL gắn với ĐBANMT là vô cùng quan trọng.

Nội dung giáo dục, tuyên truyền cho người dân

- Lồng ghép chương trình giáo dục về ĐBANMT vào tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời triển khai Luật Môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành luật đến từng tổ chức quản lý môi trường ở các cấp

huyện, xã, các cơ sở kinh doanh, gắn việc BVMT vào nội dung xây dựng nông thôn mới ở khu dân cư để mọi người hiểu rõ nghĩa vụ, quyền lợi từ đó tự giác chấp hành.

- Tuyên truyền vận động nhân dân, nâng cao nhận thức cộng đồng góp phần giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, ...; Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ di sản, kinh doanh du lịch, giao tiếp ứng xử với khách du lịch; tổ chức hội nghị phổ biến các kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm xử lý ONMT, phòng ngừa ONMT … để người dân biết để nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT.

Tổ chức các các đợt tuyên truyền cao điểm về PTKTDL gắn với ĐBANMT nhân dịp các ngày lễ lớn, hướng dẫn người dân đang sinh sống tại các khu, điểm du lịch và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, khai thác khoáng sản các quy định về PTKTDL gắn với ĐBANMT.

Giải pháp để nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch cần thiết phải: Tăng cường giáo dục pháp luật (Luật BVMT; Luật Di sản Văn hóa; Luật Du lịch sửa đổi; Thông tư liên tịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn BVMT trong các hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội và phát huy giá trị di tích; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 27/11/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về tăng cường công tác quản lý môi trường văn hóa, đảm bảo an ninh, an toàn tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…), đẩy mạnh giáo dục pháp luật trong các trường học để học sinh các cấp, sinh viên trở thành lực lượng nòng cốt tuyên truyền, phổ biến về pháp luật cho gia đình và cộng đồng; Gắn lợi ích kinh tế của ĐBANMT với lợi ích thiết thực của người dân. Đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến sự thành công của mọi vấn đề. Khi người dân có lợi ích trong các dự án PTKTDL gắn với ĐBANMT thì họ sẽ có động lực để tham gia PTKTDL gắn với ĐBANMT. Vì vậy, khi xây dựng dự án, kế hoạch PTKTDL gắn với ĐBANMT phải tính đến lợi ích trực tiếp của người dân. Khi lợi ích được đảm

bảo, người dân sẽ tự nguyên, tự giác và các trách nhiệm cao khi thực hiện các hoạt động PTKTDL gắn với ĐBANMT; Giáo dụcđạo đức sinh thái”. Việc gây ONMT là biểu hiện của hành vi phi đạo đức sinh thái mà nguyên nhân trực tiếp là do đặt lợi ích trước mắt của mình lên trên hết mà không nghĩ đến người khác, đến môi trường xung quanh. Vì thế, hình thành đạo đức sinh thái có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người nhằm nâng cao ý thức PTKTDL gắn với ĐBANMT. Đạo đức sinh thái cũng là biểu hiện của đạo đức xã hội; do đó, để hình thành đạo đức sinh thái phải gắn liền với đạo đức xã hội; đồng thời hình đạo đức sinh thái đòi hỏi tính tự giác, tự ý thức rất cao. Vì thế, để hình thành đạo đức sinh thái cần phải: Một mặt, duy trì các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống “sống hài hòa với thiên nhiên”, thể hiện ở tình yêu với thiên nhiên, nương tượng vào thiên nhiên, thuận theo thiên nhiên. Các mô hình du lịch thân thiện với thiên nhiên cần tuyên truyền và nhân rộng, như mô hình: Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, …Mặt khác, xây dựng đạo đức sinh thái mới dựa trên cơ sở mối quan hệ thực sự hài hòa giữa con người với tự nhiên, đảm bảo mọi hành vi của con người đối với tự nhiên đều được điều chỉnh bởi những chuẩn mức đạo đức sinh thái mới. Điều này chỉ có thể có được bằng con đường tuyên truyền, giáo dục về môi trường dưới nhiều hình thức: giáo dục trong nhà trường từ tiểu học đến đại học; giáo dục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: sách, báo, truyền thanh, truyền hình ….; giáo dục trong gia đình … dần dần cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết, từ đó hình thành nên ý thức, đạo đức sinh thái [47, tr.102-104].

Để hình thành được đạo đức sinh thái đối với người dân, cần sự quan tâm vào cuộc của nhiều cơ quan, sở, ban ngành, chính quyền địa phương, như: Sở Văn hóa, Thể dục và Thể thao, Sở Thông tin Truyền thông, Báo Ninh Bình, Đài truyền hình Ninh Bình ….

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w