Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 71 - 73)

- Tác động tiêu cực

2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Thái Lan hiện được xem là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về giá trị du lịch và thứ 7 thế giới về di sản văn hóa [83]. Du lịch là một động lực quan trọng của nền kinh tế Thái Lan, đóng góp khoảng 20% GDP nước này, trong đó mỗi năm có ít nhất 2 triệu du khách nước ngoài mua sắm hàng hóa và dịch vụ ở nước này [105].

Để giữ vững thứ hạng của ngành du lịch trên trường quốc tế cũng như đáp ứng xu hướng PTDL trên thế giới, Thái Lan phát triển du lịch xanh dựa trên 7 khái niệm: Tâm Xanh: Nâng cao nhận thức về du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; Vận chuyển Xanh: Khuyến khích sử dụng các phương tiện vận chuyển thân thiện với môi trường; Điểm đến Xanh: Quảng bá các điểm du lịch được quản lý theo nguyên tắc có trách nhiệm và BVMT; Cộng đồng Xanh: Hỗ

trợ loại hình du lịch cộng đồng ở cả thành thị và nông thôn gắn với thúc đẩy bảo tồn môi trường, truyền thống và lối sống địa phương; Hoạt động Xanh: Thúc đẩy các hoạt động du lịch phù hợp với cộng đồng và có sự tham gia của cộng đồng địa phương; Dịch vụ Xanh: Kêu gọi các bên liên quan cung cấp dịch vụ du lịch tạo ấn tượng và truyền cảm hứng mạnh mẽ thông qua việc thể hiện sự tôn trọng, quan tâm và BVMT; Phương pháp tiếp cận Xanh vượt trội: Khuyến khích doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm xã hội, như giảm thiểu các hoạt động gây hại tới môi trường, tăng cường các sáng kiến tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo, cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường [108].

Để triển khai thực hiện PTDL xanh, Thái Lan thành lập Cục Phát triển các Vùng Du lịch Bền vững. Cơ quan này chịu trách nhiệm về quy hoạch tổng thể PTBV các khu du lịch được chỉ định; xây dựng chiến lược về du lịch cộng đồng, du lịch giảm thiểu carbon, và du lịch sáng tạo. Đến nay, Cục đã xây dựng được 14 mô hình du lịch cộng đồng với tiêu chí cùng sáng lập, phương pháp tiếp cận có sự tham gia, và tiếp cận từ dưới lên. Một trong những mô hình đó là bản Baan Nam Chieo: Cộng đồng cùng thảo luận và chia sẻ quan điểm về phát triển cộng đồng, đi đến kết luận là PTDL cộng đồng theo hướng bảo tồn, khuyến khích khách du lịch học hỏi về lối sống địa phương; Tổ chức các cuộc họp hàng tháng tại cộng đồng và cuộc họp thường niên của các chuyên gia về du lịch cộng đồng để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm; Xây dựng quy định đối với khách du lịch khi nghỉ tại homestay, đồng thời quy định quy mô, sức chứa của các cơ sở; Phân chia trách nhiệm để đạt được sự quản lý hiệu quả. Các hoạt động được khách du lịch đánh giá cao đặc biệt là các hoạt động du lịch, ẩm thực và an toàn; Ngoài ra, tổ chức đào tạo cho các bên liên quan tham gia du lịch cộng đồng, gồm quản lý, nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan bảo tồn, và người dân địa phương; Xây dựng quỹ và phân bổ ngân sách cho PTDL cộng đồng. Thu nhập từ du lịch được phân chia đều cho cộng đồng sau khi đã trừ các khoản đầu tư để phát triển và tài trợ cho các hoạt động khác như ngày Thiếu nhi, ngày cho người già hoặc các dịp lễ khác [109].

Chính phủ Thái Lan cũng kiên quyết đóng cửa các điểm, khu du lịch không đáp ứng yêu cầu BVMT. Tháng 3-2018, Chính phủ Thái Lan đã quyết định tạm thời đóng cửa Vịnh Maya và Đảo Phi Phi, nhằm ngăn chặn những tổn

thất lên môi trường tự nhiên, đặc biệt là để cứu các rạn san hô bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động du lịch. Trước đó, tháng 5-2016, Chính phủ nước này cũng đã đóng cửa các hòn đảo Koh Tachai và chưa tuyên bố ngày mở cửa trở lại. Đồng thời 3 hòn đảo Koh khai nok, Koh khai Nui và Koh Khai Nok (nằm ở Phuket), phải buộc giới hạn lượng khách du lịch. Việc đóng cửa các điểm du lịch là hệ quả tất yếu của tình trạng tăng trưởng nóng du lịch, lượng khách quá tải gây áp lực nặng nề lên môi trường. Song đóng cửa cũng là giải pháp cấp bách cứu nguy cho môi trường và khôi phục hệ sinh thái biển, nhằm đáp ứng PTDL bền vững cho du lịch.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w