Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 115 - 123)

- Khách sạn 2 sao Số phòng

3.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

* Những hạn chế

- Tồn tại mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế du lịch với đảm bảo an ninh môi trường

Có thể thấy, tăng trưởng kinh tế và PTKTDL là điều kiện để thực hiện phát triển KT-XH và BVMT nhưng nếu chú trọng quá đến tăng trưởng và PTKTDL mà không chú trọng BVMT ngay từ đầu thì khi môi trường bị ô nhiễm sẽ tác động trở lại theo hướng tiêu cực đối với PTKTDL.

Trong chủ trương phát triển ở Ninh Bình thời gian qua đã chủ trọng PTKTDL gắn với BVMT, nhưng do nhận thức của một số cán bộ, địa phương và các chủ thể về vấn đề BVMT trong PTKTDL còn hạn chế. Vì thế, trong thực hiện mục tiêu PTKTDL và BVMT còn mâu thuẫn nhất định.

. Mâu thuẫn giữa lợi ích BVMT và lợi ích kinh tế của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch: Mục tiêu quản lý của nhà nước nhằm hướng đến lợi ích chung của địa phương, vừa PTKTDL vừa BVMT sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vì mục tiêu kinh tế, mà các chủ thể không hoặc ít quan tâm đến lợi ích BVMT.

. Mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài: Một số doanh nghiệp không muốn doanh thu của mình sẽ bị giảm xuống do phải dành một phần

doanh thu để đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại vào xử lý ONMT, ... mà vẫn duy trì công nghệ, kỹ thuật cũ, truyền thống ... gây hại đến môi trường. Về phía người dân kinh doanh ăn uống tại khu, điểm du lịch vẫn dùng bếp than trong nấu ăn, chế biến thức ăn từ nhiều loài động vật quý hiếm để đáp ứng nhu cầu của du khách, sả nước thải trực tiếp ra môi trường. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ONMT, suy giảm hệ sinh thái động thực vật, ... Các chủ thể kinh tế chỉ vì lợi ích trước mắt mà chưa nghĩ đến lợi lâu dài về kinh tế và môi trường.

. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội: Thực trạng hiện nay cho thấy, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch đã ý thức được tầm quan trọng của BVMT. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ chưa chú ý nhiều đến vấn đề an toàn vệ sinh; BVMT trong quá trình kinh doanh của mình, mặc dù họ đã có những cam kết BVMT trong kinh doanh nhưng không thực hiện đúng cam kết BVMT, gây tác động nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Nguyên nhân, chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế của bản thân [47, tr.102-104].

- Nguồn lực và điều kiện để bảo vệ môi trường còn hạn chế

. Nguồn vốn: Chi phí xử lý ONMT khá lớn trong khi điều kiện kinh tế còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ cho ngành du lịch hầu như không có, nếu có cũng quá ít gây khó khăn cho tỉnh trong việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý ONMT do hoạt động du lịch gây ra (xem bảng 3.3).

Bảng 3.3: Kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ cho ngành du lịch giai đoạn 2010 - 2019

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Số tiền 2015 200 2016 - 2017 150 2018 150 2019 700 (Nguồn: [94])

- Khoa học -công nghệ: Việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác BVMT cũng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Công tác BVMT chưa thật sự trở thành công tác thường xuyên của các cấp, các ngành nên chưa có sự quan tâm đầu tư thóa đáng nguồn kinh phí ứng dụng khoa học công nghệ mới trong xử lý OMMT trong hoạt động du lịch gắn với BVMT. …

- Nguồn nhân lực du lịch: Thiếu ổn định về số lượng, chất lượng. Trình độ quản lý, cũng như chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực du lịch hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ; thiếu đội ngũ doanh nhân giỏi, thiếu hướng dẫn viên và thuyết minh viên du lịch chuyên nghiệp. Trình độ nghiệp vụ, khả năng ngoại ngữ, khả năng ứng xử của đội ngũ nhân viên du lịch nhìn chung còn yếu; nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa thông tin tỉnh Ninh Bình năm 2010-2013, tổng số lao động ngành du lịch tỉnh năm 2010 là 8.500 người chỉ 1,41% có trình độ đại học và trên đại học; 8,47% có trình độ cao đẳng và trung học; 11,17% có trình độ sơ cấp 78,95% loại khác không qua đào tạo. Con số tương ứng năm 2013 là 1,54%; 9,96%; 13,11% và 75,39%.

*Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuống cấp của môi trường

-Làm giảm tính đa dạng sinh học: Do nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã, quý hiếm của du khách cũng như của người dân, dẫn đến hoạt động buôn bán và săn bắt gia tăng, làm suy giảm số lượng động vật hoang dã, quý hiếm. Bên cạnh đó, việc khai hoang để PTDL, làm xáo trộn nơi ở của các loài hoang dã, tăng nhu cầu về chất đốt, cháy rừng,... làm giảm tính đa dạng sinh học

- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước:

. Về nhu cầu nước: Hiện nay, chưa có số liệu điều tra tổng thể tổng lượng nước thải phát sinh thực tế tại các khu, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu thống kê năm 2018 của Sở Du lịch, Ninh Bình thu hút 7,4 triệu lượt khách tham quan, lưu trú, thì ước tính được tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động của du khách khoảng 1.110.000 m3/năm

(tương đương xấp xỉ 3.000m3/ngày đêm) – với định mức tiêu thụ trung bình 150 lít nước/người/ngày đêm, cùng lượng nước tiêu thụ của nhân dân trong tỉnh. Với khả năng cung cấp nước sạch của 3 nhà máy nước sạch của tỉnh khó có khả năng đáp ứng được nhu cầu trên.

. Về chất lượng nước: Đến nay mới chỉ có một số ít các cơ sở đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung để thu gom, xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại đơn vị như: Khách sạn Legend, Emeralda Resort. Còn các điểm, khu du lịch và cơ sở lưu trú khác chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, nước thải mới được thu gom, xử lý qua hệ thống bể tự hoại sau đó thải ra môi trường. Điều này sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm trên địa bàn.

- Ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí: Theo Tổ chức Du lịch thế giới, bình quân một khách du lịch thải ra khoảng 1 kg rác thải một ngày, với lượng khách du lịch đến với Ninh Bình năm 2019 là 7,65 triệu lượt người, thì số lượng rác thải ra môi trường sẽ rất lớn. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. Nhưng năng lực thu gom rác thải ở các khu du lịch mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng còn hạn chế, chi phí còn cao. Ngoài ra, việc bố trí hệ thống thùng rác, túi thu gom rác thải ở các khu du lịch còn thiếu và chưa phù hợp cho việc phân loại rác kể cả ở Quần thể danh thắng Tràng An, nên nhiều khi rác thải còn tồn đọng, ảnh hưởng đến môi trường khu du lịch.

- Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử

Tình trạng một số khu, điểm, cơ sở kinh doanh du lịch phá vỡ cảnh quan thiện nhiên vẫn còn diễn ra, trong đó điền hình vụ việc xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư nằm trong vùng lõi của Di sản. Mặc dù không được nhà nước giao, cho thuê, sử dụng Công ty Cổ phần du lịch Tràng An đã tiến hành công khai xây dựng công trình trái phép trên núi Cái Hạ trong thời gian dài từ 14/8/2017 đến ngày 13/2/2018, với quy mô xây dựng cầu: chiều dài 510m, chiều rộng trung bình 1,4m và một số hạng mục khác với kết cấu bê tông cốt thép, công trình này đã xâm hai vào diện tích đất, rừng đặc dụng, núi đá Di sản bị xâm hại 714m2. Những sai phạm trên của

Công ty Cổ phần du lịch Tràng An đã ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh Di sản, uy tín và cam kết của tỉnh và của Việt Nam trong mắt cơ quan UNESCO và bạn bè quốc tế [91, tr.5-6]. Gần đây nhất năm 2018, Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại và Du lịch Doanh Sinh tại khu DLST Thung Nham đã tự ý san lấp khu vực chân núi trong vùng lõi di sản Tràng An (khi chưa được sự cho phép của chính quyền địa phương) với chiều dài 330 m, chiều rộng từ 5-16m, để xây dựng một nhà xử lý nước có diện tích 573 m2 [4]. Những sai phạm trên, không những chỉ làm ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo vệ di sản, đến tính toàn vẹn, giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản mà còn làm thiệt hại về kinh tế lên đến hàng tỷ đồng.

Hay như, hàng loạt cơ sở kinh doanh lưu trú trái phép trong vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An. Theo Sở Du lịch Ninh Bình, hiện nay Quần thể danh thắng Tràng An có 179 cơ sở kinh doanh (vùng đệm có 115 cơ sở, vùng lõi có 64 cơ sở), riêng trong vùng lõi Quần thể đã có 20/64 cơ sở xây dựng trái phép trên tổng số 225 cơ sở kinh doanh homestay của toàn tỉnh [9], một con số đáng báo động đối với ngành du lịch tỉnh Ninh Bình cần phải quan tâm giải quyết.

*Nguyên nhân của hạn chế

Phát triển kinh tế du lịch gắn với ĐBANMT của tỉnh Ninh Bình thời gian qua còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ 1, nhận thức và ý thức của các chủ thể tham gia phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường chưa đầy đủ

Nhận thức của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và của người dân còn nhiều bất cập; thường coi trọng các yếu tố kinh tế hơn là các yếu tố môi trường, coi trọng các lợi ích trước mắt hơn là các lợi ích và hệ quả lâu dài; yêu cầu PTBV giữa kinh tế, xã hội và môi trường chưa được quán triệt đầy đủ, sâu sắc trong các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển và các dự án cụ thể. Vì thế, việc nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm về BVMT và tài nguyên là một nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.

Nhận thức về vai trò và tầm quan trọng và những lợi ích mà Di sản mang lại của một số chính quyền cấp huyện, cấp xã, cán bộ, doanh nghiệp và người

dân chưa cao, trách nhiệm trong quản lý đầu tư, trật tự xây dựng, quản lý tài nguyên tại một số địa phương còn chưa thực sự chặt chẽ, sự phối hợp trong công tác quản lý Nhà nước trong bảo tồn Di sản vẫn còn hiện tượng nể nang, ngại va chạm dẫn đến một số vụ, việc xâm hại Di sản chưa được phát hiện, xử lý chưa kịp thời, dứt điểm.

Một số cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nhận thức chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ, chưa coi trọng chất lượng dịch vụ, kinh doanh thiếu bền vững, chưa quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ cho người lao động; hầu hết các đơn vị kinh doanh du lịch đầu tư, kinh doanh quy mô nhỏ, chất lượng hiệu quả thấp.

Thứ 2, quy hoạch giữa phát triển du lịch chưa thực sự gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường sinh thái

Ninh Bình là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về công tác xây dựng quy hoạch PTDL. Ngay từ năm 1995, Ninh Bình đã thực hiện quy hoạch tổng thể PTDL Ninh Bình thời kỳ 1996 - 2010; đến năm 2007 Ninh Bình tiếp tục thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể PTDL đến năm 2015. Trên cơ sở những quy hoạch trên, tỉnh cũng đã tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết cho một số khu du lịch trọng điểm như Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, Cúc Phương, và gần đây là Tràng An, Vân Long... Nhiều đề án quy hoạch du lịch còn có sự tham gia về ý tưởng của các chuyên gia quốc tế như dự án quy hoạch khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, quy hoạch phát triển khu DLST đất ngập nước Vân Long… Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh trong công tác xây dựng quy hoạch du lịch, nên nhiều tài nguyên du lịch được bảo tồn và khai thác có hiệu quả.

Tuy nhiên, quy hoạch chưa phù hợp với thực tiễn PTDL của tình thời gian qua, khi sức chứa tại các khu, điểm du lịch trở nên quá tải vào thời gian cao điểm tạo nên sức ép đối với điểm đến là không hề nhỏ. Ngoài ra, sự gia tăng của các cơ sở kinh doanh lưu trú, homestay gây sức ép lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.

Bên cạnh đó, việc quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các quy hoạch phát triển du lịch ở tỉnh thời gian qua còn có một số bất cập, sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả, chưa được như mong muốn. Một số quy hoạch chi tiết chậm được triển khai, trong khi đó nhiều hạng mục công trình được xây dựng chưa theo quy hoạch, chưa thân thiện với môi trường. Nhiều hạng mục quan trọng trong quy hoạch chưa được triển khai thực hiện (ví dụ hệ thống thu gom và xử lý chất thải ở Khu du lịch quốc gia Tràng An; bến thuyền khu DLST Vân Long…).

Ngoài ra, các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến PTDL chưa đồng bộ, chồng chéo về hệ thống quản lý, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý, khai thác và phát triển.

Chưa xây dựng và ban hành các cơ chế đặc thù ưu tiên, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư cho PTKTDL gắn với giữ gìn ANMT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ 3, hiệu lực quản lý nhà nước và chính quyền địa phương còn hạn chế

Việc quản lý quy hoạch PTKTDL, đất đai và quản lý xây dựng, kinh

doanh lưu trú ở một số địa phương còn buông lỏng, làm gia tăng số lượng các trường hợp vi phạm pháp luật.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường chưa thường xuyên và chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và tài nguyên còn nhiều bất cập, chưa đủ sức răn đe.

Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để những hành vi gây ONMT trong kinh doanh dịch vụ du lịch còn hạn chế, sự sai phạm của Công ty Cổ phần Du lịch Tràng An trong việc xây dựng trái phép trên núi Cái Hạ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư là một minh chứng cho sự phối hợp thiếu chặt chẽ giữa Sở Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng.

Thứ 4, tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Là một tỉnh có địa hình đa dạng vừa có núi, đồng bằng, biển, nằm ở khu vực hạ lưu của nhiều con sông, tỉnh Ninh Bình đã, đang và sẽ chịu tác động trực tiếp của lũ lụt, trượt lở đất ở đầu nguồn. Cho đến nay, lũ lụt không gây thiệt hại lớn hoặc làm suy giảm các giá trị văn hóa và tự nhiên trong các khu điểm du lịch

nhưng vẫn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn lớn. Nhất là vào mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9 (xem bảng 3.4) . Tuy nhiên, với số lượng 1.499 di tích lịch sử văn hóa, sự tác động của BĐKH có nguy cơ đe dọa sự tồn tại của các di tích cổ.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 115 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w