Bối cảnh trong nước * Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 129 - 134)

- Khách sạn 2 sao Số phòng

4.1.1.2. Bối cảnh trong nước * Những thuận lợ

* Những thuận lợi

Thứ 1, ngành du lịch nhận được sự chỉ đạo, quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền.

- Quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế du lịch phải gắn với an ninh môi trường

Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của PTKTDL phải gắn liền với ĐBANMT góp phần phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững KT- XH của đất nước. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, chính sách liên quan đến PTKTDL và ĐBANMT. Cụ thể là:

- Đại hội lần thứ IX Đảng khẳng con đường phát triển KT-XH của Việt Nam là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21-MDGs-, với mục tiêu MDGs số 7 là “đảm bảo bền vững về môi trường”).

- Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ quan điểm “Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu” và “nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường, thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững, từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”.

Đảng ta cũng đã đưa ra nhiều chủ trương, như: giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa PTKT với BVMT, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp, hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Cải thiện rõ rệt tình trạng ONMT ở các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Thực hiện nguyên tắc đối tượng gây ONMT phải chi trả để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường ...

- Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/9/2011 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm

2030 với quan điểm phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm an ninh quốc phòng, BVMT, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa.

Thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về PTKTDL gắn với ANMT, Nhà nước ta đã ban hành: Chiến lược BVMT quốc gia 2001- 2010; Quyết định số 1216/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: phê duyệt chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020; Luật Du lịch Việt Nam năm 2017; Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2030, theo quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20-01-2020; Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL, ngày 13-7-2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành ngày 22/01/2013.

- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị Về PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định vị trí của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của cả nước.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch BVMT.

- Nghị định số 109/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ Về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược PTDL Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 2163/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể PTDL vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình.

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ Về một số giải pháp đẩy mạnh PTDL Việt Nam trong thời kỳ mới.

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy PTDL. Luật Du lịch năm 2017 được ban hành.

Đặc biệt, trong quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam và điều chỉnh quy hoạch tổng thể PTDL Việt Nam thời kỳ 2010 và định hướng 2020 đã xác định: Ninh Bình là một trọng điểm du lịch quan trọng của trung tâm du lịch Hà Nội và 1 trong 7 trung tâm du lịch của cả nước, vì vậy, tỉnh Ninh Bình nhận được nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nâng cấp và phát triển hạ tầng du lịch. Đây được coi là kim chỉ nam cho hoạt động du lịch gắn với ĐBANMT của tỉnh.

Đây chính là cơ sở pháp lý cho các hoạt động gắn PTKTDL với ĐBANMT của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.

- Quan điểm, chủ trương, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế du lịch phải gắn với an ninh môi trường

Trong công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo PTBV du lịch, Ninh Bình có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện như:

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An trong PTDL giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về PTDL Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Nghị quyết số 12-NQ/BCĐ ngày 15/02/2017 của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch và quy hoạch, khai thác có hiệu quả để PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và sự chỉ đạo đúng đắn của tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả PTDL gắn với ĐBANMT của Ninh Bình trong thời gian qua.

Thứ 2, Ninh Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để PTDL theo hướng bền vững. Ninh Bình là tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, có địa hình rất đa dạng: đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy

đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ… đã tạo nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, Ninh Bình còn là một trong những địa phương sở hữu hàng nghìn di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống,… trong đó có Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới, gắn với khu Tam Cốc - Bích Động, hệ sinh thái rừng Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ Vân Long, cảnh quan các vùng hồ,... Với tiềm năng, lợi thế trên Ninh Bình đã hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển loại hình du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh và sinh thái,…

Thứ 3, triển vọng phục hồi và thích ứng của ngành du lịch trước đại dịch Covid-19

Theo dự đoán của Tổ chức du lịch thế giới đến cuối năm 2020, triển vọng ngành du lịch sẽ được cải thiện đáng kể, mức độ phục hồi phụ thuộc vào biện pháp chống dịch của mỗi quốc gia. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, ngành du lịch sẽ dần hồi phục vào quý IV năm 2020, trong đó du lịch nội địa sẽ phục hồi nhanh hơn so với du lịch quốc tế, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ là điểm đến được lựa chọn. Việt Nam hội tụ đủ cả hai yếu tố trên, ngành du lịch sẽ được khởi sắc. Bên cạnh đó, để thích ứng với đại dịch Covid -19, nhằm gia tăng lượng khách đến các khu, điểm du lịch, ngành du lịch đang và sẽ thực hiện nhiều giải pháp như: đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, kích cầu, giảm giá dịch vụ và hình thành loại hình du lịch mới, một trong những loại hình du lịch mới phải kể đến đã được Ninh Bình đưa vào thử nghiệm và khai thác như: ngắm trọn Di sản Tràng An từ trên cao bằng máy bay trực thăng, chèo thuyền kayak ngắm Tràng An - đã đem lại hiệu quả thiết thực vừa thu hút du khách đến với Ninh Bình, vừa BVMT sinh thái.

* Những khó khăn

Bên cạnh những cơ hội, thuận lợi, PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức.

Một là, nhận thức về PTDL gắn với BVMT của các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch còn hạn chế.

Mặc dù đã có nhiều thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của du lịch trong chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức của các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và của người dân còn nhiều hạn chế, thường coi trọng các yếu tố kinh tế hơn là các yếu tố môi trường, coi trọng các lợi ích trước mắt hơn là các lợi ích và hệ quả lâu dài. PTDL chưa gắn với khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, hiệu suất sử dụng tài nguyên thấp, chưa gắn kết chặt chẽ với BVMT và ứng phó với BĐKH...

Hai là, PTDL gắn với ĐBANMT trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa tự nhiên.

Trong thời gian qua, du lịch Ninh Bình luôn đạt được mức tăng trưởng cao, lượng khách du lịch ngày một gia tăng, đặc biệt tại một số điểm du lịch Cúc Phương, Vân Long, Trường An,... Điều này tạo áp lực lớn đến môi trường và sự tồn tại của các di tích lịch sử, các di tích văn hóa có giá trị quốc gia và quốc tế. Đây là một vấn đề quan trọng và mâu thuẫn giữa cơ hội và mong muốn tăng trưởng lượng khách với nhiệm vụ bảo vệ những giá trị văn hóa, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trong PTDL gắn với ĐBANMT tại địa phương.

Ba là, phát triển bền vững du lịch nằm trong thế cạnh tranh giữa những vùng miền.

Nằm trong vùng phụ cận của Hà Nội, nên sự cạnh tranh với những địa phương là tất yếu. Một số địa phương có thế mạnh như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,… với kết cấu hạ tầng tốt hơn trong khi Ninh Bình ở mức trung bình. Vấn đề này càng trở lên to lớn, khi hình ảnh du lịch Ninh Bình mới nổi, sản phẩm du lịch đơn điệu, chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế du lịch đặc thù của địa phương, làm hạn chế khả năng cạnh tranh và PTBV du lịch.

Bốn là, nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động BVMT và bảo tồn, phát huy giá trị di sản còn rất hạn chế.

Kinh phí xử lý ONMT, kinh phí bảo tồn, phát huy giá trị di sản thường là rất lớn (chiếm khoảng 1% GDP của tỉnh mỗi năm) cùng sự hỗ trợ của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, nhưng tình trạng ONMT, nguy cơ mai một các giá trị di sản văn hóa vẫn thường trực. Điều đó đặt ra nhu cầu cần tiếp tục

đầu tư để bảo tồn, phát huy giá trị. Nguồn kinh phí trên không thể đảm bảo cho hoạt động BVMT và bảo tồn, phát huy giá trị di sản mới chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ cho việc bảo vệ cấp thiết, chưa thể đầu tư đồng bộ.

Năm là, sự bất cập trong công tác quản lý

Do du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành cao, nên việc thống nhất trong quản lý và khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch giữa các ngành văn hóa, du lịch, tài nguyên và môi trường, xây dựng rất khó và có sự chồng chéo, bất cập, vì thế nhiều tài nguyên du lịch bị xuống cấp, cảnh quan và môi trường bị xâm hại, ONMT ngày càng nghiêm trọng,...

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w