Khái niệm về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 56 - 57)

phát triển bền vững. Hạn chế, tiến tới khắc phục căn bản tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản …phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên … [37, tr.141-142].

“Hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường, tăng cường phòng ngừa và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường” [37, tr.32].

Theo nghiên cứu sinh, ĐBANMT được hiểu là sự ổn định trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó. Hay nói một cách khác ĐBANMT là sự cân bằng giữa lợi ích trước mắt và lâu dài trong khai thác, sử dụng tài nguyên của thế hệ này không làm ảnh hưởng đến thế hệ mai sau.

Tóm lại, ĐBANMT bao gồm các hoạt động: BVMT; phục hồi môi trường; chống suy thoái chất lượng môi trường và ONMT, sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên thiên nhiên …

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH GẮNVỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG VỚI ĐẢM BẢO AN NINH MÔI TRƯỜNG

2.2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải phát triển kinh tế du lịch gắn vớiđảm bảo an ninh môi trường đảm bảo an ninh môi trường

2.2.1.1. Khái niệm về phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninhmôi trường môi trường

Cho đến nay, thuật ngữ "gắn kết" vẫn chưa có định nghĩa hoàn chỉnh, bởi mỗi định nghĩa đều tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau. Song có thể hiểu một cách chung nhất, sự gắn kết là khái niệm để chỉ sự tương tác, kết nối và mối gắn kết giữa các hiện tượng, sự vật, ... với nhau để đạt đến mục tiêu phát triển bền vững nào đó.

Trên cơ sở các quan niệm về PTKTDL, ĐBANMT và thuật ngữ gắn kết nêu trên, theo nghiên cứu sinh có thể hiểu PTKTDL gắn với ĐBANMT là tổng thể các chủ trương, biện pháp, cách thức mà các chủ thể tác động làm gia tăng số lượng, quy mô cung ứng và chất lượng các hoạt động kinh doanh du lịch theo hướng đảm bảo an toàn trước các nguy hiểm của môi trường sinh thái nhằm đem lại lợi ích kinh tế cho các chủ thể liên quan, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển bững du lịch.

Theo đó, PTKTDL gắn với ĐBANMT về thực chất là giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với môi trường (theo nghĩa rộng), giữa PTKTDL với ĐBANMT nhằm hướng tới đảm bảo tính thống nhất, tính "đồng hướng" giữa PTKTDL và ĐBANMT, đồng thời khắc phục sự mâu thuẫn giữa PTKTDL và ĐBANMT hay sự "không cùng nhịp" giữa PTKTDL với ĐBANMT.

Phát triển KTDL gắn với ĐBANMT cũng có thể hiểu đó là sự không "tách rời" giữa PTKTDL với ĐBANMT hay đó sự tăng trưởng KTDL cùng nhịp với ĐBANMT thiên nhiên và môi trường văn hóa - xã hội trong hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w