Về du lịch và phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 37 - 41)

2.1.1.1. Du lịch

* Khái niệm về du lịch: Tại Điều 3 Luật Du lịch năm 2017 của Việt Nam nêu quan niệm: “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp trong một khoảng thời gian pháp khác” [87, tr.6]. Hay:

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiều và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó đem lại lợi ích kinh tế chính trị-xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp [40, tr.19-20].

Du lịch được xem là tổng thể những hiện tượng và những mối quan hệ kinh tế phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch. Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hóa, xã hội.

Hoạt động du lịch đòi hỏi phải có dịch vụ du lịch:

*Dịch vụ du lịch là một bộ phận của KTDL. Dịch vụ du lịch là hoạt động trong đó các đơn vị kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thu hút và phục vụ du khách theo mức giá, mức chi phí sản xuất và các biến số kinh tế khác trong một

thời gian nhất định. Có thể hiểu, dịch vụ du lịch là “việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch” [86, tr.10].

* Đặc điểm của dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch vừa có những đặc điểm chung mang tính chất truyền thống của dịch vụ như: không hiện hữu, không tồn tại dưới dạng vật thể; có tính không đồng nhất; sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời; không thể di chuyển và tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ. Đồng thời có tính đặc thù thể hiện như sau: Tính phi vật thể. Với đặc điểm này du khách không thể sử dụng thử trước khi trực tiếp tiêu dùng dịch vụ du lịch. Do đó, khi du khách chưa tiêu dùng dịch vụ du lịch thì nó vẫn là trừu tượng và khó đánh giá dịch vụ. Điều này đòi hỏi nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho du khách, đặc biệt phải nhấn mạnh được lợi ích của dịch vụ đối với du khách để họ thấy hài lòng và quyết định mua dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, công tác quảng bá du lịch phải có nhiều nội dung chương trình, phương pháp, phương tiện quảng bá rộng rãi đến du khách để họ có thể định hình trước được những dịch vụ mà nhà cung ứng có để họ sẽ quyết định tiêu dùng những dịch vụ nào mà họ mong muốn; Tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch. Với dịch vụ du lịch thì việc sản xuất và tiêu dùng thường trùng nhau về “không gian” và “thời gian”; dịch vụ du lịch không thể để lưu kho hay cất đi như các hàng hoá thông thường. Chẳng hạn, đối với các khu du lịch vùng ven biển vào mùa đông, số lượng phòng bỏ trống thường rất lớn, nhưng họ cũng không thể để dành phòng nghỉ đến lúc cao điểm vào mùa hè được. Chính đặc điểm này dẫn đến tình trạng cung cầu về dịch vụ mất cân đối, gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút vào mùa cao điểm. Để khắc phục tình trạng trên, các doanh nghiệp thường có các chương trình khuyến mại đối với khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lý tốt chất lượng dịch vụ khi cầu cao điểm; Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ. Đặc tính này cho thấy, ở một chừng mức nào đó du khách đã trở thành nội dung của quá trình sản xuất. Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch, nên ở đó khách hàng và người sản xuất gặp gỡ nhau. Giữa hai chủ thể này có sự gắn liền và phụ

thuộc lẫn nhau trong việc cung cấp và tiêu dùng dịch vụ. Do người tiêu dùng dịch vụ (khách du lịch) có sự đa dạng về yêu cầu, sở thích, trình độ cũng như khả năng cảm nhận và đánh giá của họ mà nhà cung ứng dịch vụ du lịch cần sáng tạo trong quá trình sản xuất của mình để thoả mãn nhu cầu của du khách. Mức độ hài lòng của của du khách phụ thuộc nhiều vào khả năng, trình độ, nghệ thuật ứng xử của người làm dịch vụ. Ở đây, người tiêu dùng không chỉ là người hưởng thụ những lợi ích do nhà cung ứng dịch vụ mang lại mà sự hợp tác cùng với những phản hồi của họ có tác động đến khả năng phục vụ và mức độ hoàn thiện của dịch vụ; họ trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ du lịch; Tính không thể di chuyển: Do cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên nó không thể dịch chuyển được. Thực tế cho thấy, nhà cung ứng dịch vụ không thể cung cấp dịch vụ du lịch của mình đến tận tay du khách được mà du khách muốn tiêu dùng dịch vụ phải đến các cơ sở du lịch. Vì vậy, các nhà kinh doanh du lịch muốn thu hút du khách, cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng để PTKTDL; Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ. Khác với việc mua sản phẩm vật chất, người mua có quyền sở hữu đối với sản phẩm đó. Nhưng với dịch vụ du lịch thì không phải như vậy. Khi du khách mua dịch vụ du lịch thì sự tiêu dùng dịch vụ của họ song song với quá trình sản xuất của nhà cung ứng; do vậy, khách hàng chỉ đang mua quyền hưởng thụ dịch vụ do nhà cung ứng mang lại chứ không thể mua được quyền sở hữu dịch vụ đó của nhà cung ứng dịch vụ du lịch; Tính không đồng nhất của dịch vụ du lịch. Khác với các hoạt động dịch vụ khoa học - công nghệ, dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống nhằm thoả mãn nhu cầu cho tất cả mọi người trong toàn xã hội. Dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ đời sống thoả mãn nhu cầu cho khách du lịch trong suốt thời gian đi du lịch như: nhu cầu ăn, ở, nghỉ ngơi, tham quan, vui chơi giải trí, tìm hiểu lịch sử, văn hoá và các nhu cầu khác. Mặt khác, do khách hàng rất muốn được chăm sóc như những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịch thường bị cá nhân hoá và không đồng nhất. Với đặc tính này của du khách, doanh nghiệp du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm thoả mãn tất cả các khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thoả mãn ấy phụ thuộc vào sự cảm

nhận của du khách; Tính không đồng đều về sản lượng. Do tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch nên sản lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của du khách. Mặt khác, nhu cầu của khách du lịch rất phong phú, đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thời tiết, tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh, thiên tai, dịch bệnh, v.v... Kết quả dẫn đến sự thay đổi về số lượng khách du lịch và sản lượng dịch vụ du lịch theo từng ngày trong tuần, từng tuần trong tháng, từng tháng trong năm và giữa năm này so với năm khác.

* Các loại hình du lịch cơ bản

Du lịch là một hoạt động có tính đa dạng và phong phú về loại hình và thể loại. Cùng với sự phát triển ngày càng cao về nhu cầu của con người dẫn đến sự xuất hiện nhiều loại hình du lịch.

Theo Điều 3, Luật Du lịch năm 2017, có ba loại hình du lịch cơ bản sau đây [87, tr.8]:

. Du lịch cộng đồng: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi.

. Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về BVMT.

. Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại.

Từ 3 loại hình du lịch cơ bản có nhiều dạng hình du lịch tiêu biểu tại Việt Nam hiện nay, đó là:

. Du lịch tham quan: Du lịch tham quan di tích lịch sử, thắng cảnh. Đây là hình thức du lịch truyền thống ở Việt Nam.

. Du lịch văn hóa: Du lịch lễ hội, du lịch hoa.

. Du lịch ẩm thực: Những bữa tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam, ...

. Du lịch xanh: Gần đây du lịch hướng về thiên nhiên trở thành một xu hướng không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Hình thức du lịch này gần gũi, đồng thời có thể phát huy hết vai trò của yếu tố thiên nhiên, lợi thế tự nhiên của một quốc gia. Bao gồm: DLST, du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh.

. Du lịch MICE: Loại hình du lịch này theo dạng, gặp gỡ xúc tiến, hội nghị, hội thảo, du lịch chuyên đề ... Đây là dạng hình du lịch tập thể dành cho các công ty, doanh nghiệp.

. Team building, Teambuiding tour: Kết hợp du lịch tham quan, nghỉ dưỡng với chương trình Team nhằm xây dựng, tăng cường tinh thần đoàn kết, tập thể.

Đây là các hình thức du lịch phân theo mục đích di chuyển.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w