Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 110 - 115)

- Khách sạn 2 sao Số phòng

3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế du lịch gắn với đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

môi trường ở tỉnh Ninh Bình

3.2.2.1. Những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế du lịch gắn vớiđảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình đảm bảo an ninh môi trường ở tỉnh Ninh Bình

Thứ 1, đóng góp của phát triển kinh tế du lịch vào sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh

- Về kinh tế: Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch sự đóng góp của ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương trong thời gian qua cũng không ngừng gia tăng. Giá trị gia tăng ngành du lịch (GRDP du lịch) năm 2010 mới đạt khoảng 410 tỷ đồng (tương đương 18,6 triệu USD), đến năm 2016 đã tăng lên 1.232 tỷ đồng (tương đương 56 triệu USD); tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 22,0%/năm cho giai đoạn 2010 - 2016. Nếu như năm 2010, tỷ trọng GRDP du lịch trong GRDP chung của tỉnh mới là 2,12% thì năm 2016 đã đạt 4,4% [123, tr.62].

- Về xã hội: Tạo việc làm, giảm thất nghiệp, tạo ý thức cho người dân và các cấp các ngành trong việc gìn giữ các giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, phát triển tiềm năng du lịch của địa phương. Nếu như năm 2010 tổng số lao động là 8.550 lao động cả trực tiếp và gián tiếp, đến năm 2017 con số này tăng lên 19.420 người, tốc độ tăng trưởng trung bình trong 7 năm qua là 12,45%/năm (xem biểu đồ 3.5).

Biểu đồ 3.5: Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 – 2017

Khi KTDL phát triển, đời sống vật chất của nhân dân ở địa phương cũng được nâng lên, do đó họ có điều kiện để học tập nâng cao trình độ, cải thiện đời sống văn hóa và tinh thần. Mặt khác, ở những nơi KTDL phát triển, người dân địa phương có điều kiện thuận lợi để giao lưu văn hóa của nhiều vùng, nhiều nước khác nhau. Và chính sự giao thoa giữa các luồng văn hóa này đã góp phần làm cho đời sống xã hội của các địa phương trở nên văn minh hơn, hiện đại hơn.

Thứ 2, kinh tế du lịch phát triển tạo nguồn lực và điều kiện để bảo vệ môi trường

Khi KTDL phát triển sẽ góp phần vào việc tăng NSNN, từ đó việc đầu tư công tác BVMT của tỉnh cũng sẽ được nâng lên.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2010-2019 kinh tế tỉnh Ninh Bình luôn tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước. Từ đóng góp đó, hàng năm, tỉnh dành 1% tổng chi ngân sách chi cho công tác BVMT. Qua đó, nguồn vốn đầu tư cho công tác BVMT tăng lên. Theo Báo cáo tổng hợp của Sở Tài chính tỉnh về vốn đầu tư cho các tác BVMT giai đoạn 2010 -2019. Cụ thể như sau (xem bảng 3.7).

Biểu đồ 3.6: Vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2019

Bên cạnh số kinh phí do NSNN và ngân sách địa phương hàng năm dành cho công tác BVMT, số kinh phí này còn được tăng lên nhờ vào các khoản thu từ các loại phí BVMT trên địa bàn (xem bảng 3.2).

Bảng 3.2: Tổng hợp một số khoản thuế, phí liên quan đến bảo vệ môi trường trên địa bản tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Nôi dung 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

1 Phí BVMT 22 35 27 71 39 415 237 408 420 860

đối với nước thải công nghiệp Ngân sách 22 35 27 71 39 415 237 408 420 860 tỉnh 2 Phí BVMT 2,111 2,351 2,158 2,506 2,485 3,674 3,545 8,030 8,879 9,222 đối với nước thải sinh hoạt Ngân sách 1,008 1,201 1,079 1,188 1,355 1,995 2,716 6,567 6,100 7,346 tỉnh Ngân sách 1,103 1,150 1,079 1,318 1,130 1,679 829 1,463 2,779 1,876 huyện, xã 3 Phí BVMT 30,009 31,778 33,733 37,781 53,166 42,928 44,753 56,061 52,416 54,706 đối với khai thác khoáng sản Ngân sách 12,689 12,115 10,120 27,578 28,193 24,577 19,748 49,159 23,335 26,243 tỉnh Ngân sách 17,320 19,663 23,613 10,203 24,973 18,351 25,005 6,902 29,081 28,463 huyện, xã 4 Thuế tài 19,484 32,643 36,648 44,858 60,477 47,320 51,643 76,568 96,933 118,110 nguyên Ngân sách 8,242 14,077 15,759 30,415 34,111 31,061 18,335 32,548 41,899 52,231 tỉnh Ngân sách 11,242 18,566 20,889 14,443 26,366 16,259 33,308 44,020 55,034 65,896 huyện, xã (Nguồn: [96])

Tuy số vốn đầu tư cho công tác BVMT từ NSNN và các khoản thu phí liên quan đến BVMT của tỉnh không lớn, nhưng với kinh phí này, địa phương đã

sử dụng đúng mục đích cho công tác BVMT, đầu tư mới, nạo vét cống rãnh, ... góp phần vào công tác BVMT của tỉnh.

Ngoài ra, công tác xã hội hóa về BVMT bước đầu đã được hình thành ở nhiều nơi, các mô hình tự quản ở cộng đồng đã phát huy tác dụng tích cực.

Thứ 3, bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học: Hệ thực vật phong phú về thành phần loài, với nhiều loại bậc cao quý hiếm. Động vật, vô cùng đa dạng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

-Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên: Việc trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử tại địa phương, bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định.

Thứ 4, cải thiện kết cấu hạ tầng

Công tác đầu tư cho PTDL được đặc biệt quan tâm, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch từng bước đồng bộ, hệ thống giao thông kết nối các tuyến, điểm du lịch dần được hoàn thiện. Từ năm 2010-2018 có 25 dự án đầu tư phát triển du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước số tiền 3.045,5 tỷ đồng (Đầu tư kết cấu hạ tầng, các di tích lịch sử, văn hóa số tiền 358,723 tỷ đồng cho 20 dự án; đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch số tiền 2.686,818 tỷ đồng cho 05 dự án); 38 dự án đầu tư phát triển du lịch bằng nguồn vốn xã hội hóa số tiền khoảng 12.000 tỷ đồng. Đến nay, nhiều dự án đã đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội của tỉnh [123]. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ vào khu DLST Thung Nham với tổng số vốn 23,1 tỷ đồng; Khu dịch vụ trung tâm thành phố Ninh Bình đã thu hút 11 dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 2.654 tỷ đồng bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại Ninh Bình cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư trong 5 năm qua (2013-2018), như: Dự án xây dựng các hạng mục hạ tầng khu DLST Tràng An; Dự án tu bổ, tôn tạo khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Vua Lê Đại Hành... với tổng kinh phí trên 9.000 tỷ đồng.

Một số dự án đầu tư phát triển sản phẩm du lịch tiểu biểu như: Công ty Cổ phần Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và tư vấn đầu tư (Inconess) đầu tư xây dựng khu du lịch hồ Đồng Thái (trên diện tích 2.185ha) và trung tâm du lịch thể thao sân golf 54 hố hồ Yên Thắng (trên diện tích 740ha) tại địa bàn 4 xã huyện Yên Mô (Yên Thái, Yên Thắng, Yên Đồng, Yên Thành) và xã Đông Sơn thành phố Tam Điệp với tổng số vốn đầu tư 100 triệu USD; Dự án xây dựng sân golf Tràng An 18 hố cùng với các dịch vụ bổ sung khác như khu biệt thự, nhà hàng, sân tập, sân tennis, bể bơi… xã ở Kỳ Phú, huyện Nho Quan. Các dự án này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới, chất lượng mới cho các sản phẩm du lịch ở Ninh Bình trong thời gian qua. Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch, tỉnh đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà hàng, khách sạn cao cấp, như: Nhà hàng Cung đình Ngọc Minh (thành phố Ninh Bình), Nhà hàng Hoàng Giang (huyện Hoa Lư) và các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, như siêu thị Big C, siêu thị Vinmart…

Các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh như Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính, Khu DLST hồ Đồng Chương, Khu DLST vườn chim Thung Nham, Khu DLST Động Thiên Hà… tiếp tục được quan tâm đầu tư, tu bổ, nâng cấp phục vụ nhu cầu du khách. Hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch cơ bản được hoàn thiện và thường xuyên được bảo trì, hạn chế xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông vào mùa lễ hội, du lịch.

Để tăng cường đầu tư, xây dựng các nhà hàng, khách sạn, hình thành mạng lưới dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú, đảm bảo chất lượng, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư. Tính đến hết tháng 11/2019, toàn tỉnh có 643 cơ sở lưu trú với tổng số 7.781 phòng ngủ, trong đó có 42 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 4 sao. Các cơ sở lưu trú du lịch không ngừng tăng cường duy tu bảo dưỡng trang thiết bị, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, nhân viên nên chất lượng dịch vụ ở các cơ sở lưu trú đã tốt hơn so với những năm trước, bước đầu mang lại sự hài lòng cho khách du lịch. Loại hình nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) phát triển khá nhanh, nhất là các xã Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư), Gia Sinh, Gia Vân (huyện Gia Viễn)…

Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1355/QĐ- UBND ngày 10/12/2015 về việc phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thu hút và kêu gọi đầu tư du lịch giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh Ninh Bình. Theo đó, có 9 dự án đầu tư về du lịch với tổng số vốn đầu tư vào khoảng 635 triệu USD (trong đó có 5 dự án ưu tiên đầu tư và 4 dự án kêu gọi đầu tư).

Thứ 5, tăng cường chất lượng môi trường

Trong thời gian qua chất lượng môi trường du lịch tại Ninh Bình ngày được cải thiện và nâng lên. Để có được sự cải thiện đó, nhờ vào một số sáng kiến của các cở sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn tỉnh, như: Mô hình khách sạn xanh (tiêu dùng xanh); Mô hình kiến trúc xanh thân thiện với môi trường; Chương trình “Du lịch xanh hướng tới tương lai”; “Ngày chủ nhật xanh hướng nguyện”,…

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w