Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 33 - 36)

Các công trình và bài viết được công bố trong và ngoài nước nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTKTDL gắn với ĐBANMT. Cụ thể:

- Hướng vào luận giải vấn đề PTKTDL gắn với ĐBANMT và đưa ra khái niệm liên quan từ nhu cầu thực tiễn và góc độ nghiên cứu khác nhau, như: Khái niệm du lịch; khái quát về KTDL, sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, vai trò của KTDL, quy hoạch xây dựng khu du lịch, ĐBANMT,…Một số công trình đã chỉ ra chức năng và vai trò của môi trường đối với sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật; mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong phát triển và chỉ ra mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên trong phát triển. Từ đó, các công trình có rằng để giải quyết mâu thuẫn giữa con người với tự nhiên trong phát triển thì nhất thiết phải gắn PTKT với BVMT hay nói cách khác là phải phát triển hài hòa kinh tế và môi trường.

- Chỉ ra những cơ sở hình thành sự PTKTDL gắn với ĐBANMT như: Tác động của du lịch đến môi trường; vai trò của nhà nước hiện đại đối với việc BVMT; sự nhận thức của nhà nước và cư dân, hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên; những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số, kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu; Xu hướng phát triển bền vững; ...

- Nêu ra những hình thức thể hiện sự PTKTDL gắn với ĐBANMT: PTDL phù hợp với quy hoạch chiến lược đề ra; Kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường và PTBV; Bảo đảm chia sẻ lợi ích kinh tế một cách công bằng cho cộng đồng dân cư và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch; Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương, thường xuyên tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT trong PTDL; Chỉ ra phát triển DLST - xu hướng tất yếu để BVMT.

- Một số công trình nghiên cứu thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT ở một số nước và địa phương đã chỉ ra rằng, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, các quốc gia đang phát triển phải chịu áp lực lớn trong PTDL về ONMT, suy giảm dạng sinh học, sức chứa điểm đến…Từ đó, các công trình đã đưa ra khuyến nghị, cần PTDL xanh, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên,……

- Một số công trình đưa ra giải pháp nhằm PTKTDL gắn với ĐBANMT, như: Nâng cao ý thức, trách nhiệm BVMT; Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách BVMT; PTDL phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH; Bảo vệ và khai thác hợp lý môi trường tự nhiên; Chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và BVMT; Hài hòa giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường; Phát triển các loại hình du lịch thân thiện với môi trường: DLST, Du lịch bền vững, Du lịch thiên nhiên, Du lịch văn hóa, Du lịch khám phá; Đảm bảo việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương; Nâng cao vai trò quản lý giám sát của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương đối với các khu du lịch; Thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân đối với du lịch xanh.

Những nghiên cứu này là gợi ý cho luận án khi đề xuất các giải pháp PTKTDL gắn với ĐBANMT ở địa bàn cấp tỉnh.

Riêng về Ninh Bình, gần đây đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu liên quan đến PTKTDL gắn với ĐBANMT, như bài: Ninh Bình phát triển bền vững mô hình du lịch cộng đồng [77]; mô hình khách sạn xanh [46], mô hình kiến trúc xanh thân thiện môi trường ... Từ đó đề xuất một số giải pháp để ngành du lịch của Ninh Bình phát triển, như sự thích ứng với BĐKH trong hoạt động du lịch, như: Kiến trúc xanh, thân thiên môi trường; phát triển mô hình du lịch cộng đồng, du lịch thân thiên với môi trường, DLST,… Những vấn đề thực tiễn trên là những gợi ý quý giá để luận án nghiên cứu về PTKTDL gắn với ĐBANMT

ở Ninh Bình.

Như vậy, các công trình tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn PTKTDL gắn với ĐBANMT. Những công trình nêu trên là nguồn tài liệu ban đầu vô cùng quý giá, giúp gợi mở cho nghiên cứu sinh định hướng được mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án. Tuy nhiên, các công trình này mới chủ yếu được trình bày dưới góc độ các lát cắt hoặc nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh tế môi trường, kinh tế phát triển ..., vẫn còn “khoảng trống” trong một số vấn đề về PTKTDL gắn với ĐBANMT dưới góc độ kinh tế chính trị cụ thể như sau:

- Về mặt lý luận: Chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về mặt lý luận PTKTDL gắn với ĐBANMT ở một địa bàn cấp tỉnh.

- Về mặt thực tiễn: Cho đến nay, còn ít công trình nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc thực trạng PTKTDL gắn với ĐBANMT ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. Việc tìm tòi, đề xuất các giải pháp chủ yếu PTKTDL gắn với ĐBANMT còn dư địa lớn. Vì vậy, đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn là cần thiết và không trùng lặp với các công trình, luận án đã công bố.

Một phần của tài liệu Luận án Nguyễn Thị Minh Tân (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w