Những nguyên tắc khi dự tiệc Buffet

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 29 - 30)

- Thông thường danh thiếp được trao trực tiếp dù đó là quan hệ chính thức hay không chính thức Theo thông lệ của người Pháp, khách là người chủ động trong việc

6.6. Những nguyên tắc khi dự tiệc Buffet

- Người Việt mình hiện chẳng còn lúng túng, vụng về như cái thuở buffet mới “du nhập”. Từ cậu bé lên mười đến những người có tuổi đều có vẻ rất sành điệu trong cách ăn này. Chỉ tiếc, một số người lại quên mất chút “văn hóa” khi đi ăn buffet.

- Cái “văn hóa ăn” không phải là chuyện cầm nĩa tay trái và cầm dao tay phải. Cũng chẳng phải việc phân biệt đâu là món khai vị, đâu là món tráng miệng... mà nó là một cái gì đó khiến những người nhạy cảm cảm thấy khó chịu, hoặc... “nhột” khi một người ngoại quốc nào đó nhìn chăm chăm vào cách ăn buffet của “dân mình”.

- Không dành cho người đến sau!

+ Trường hợp “chướng mắt” thường thấy nhất trong các bữa tiệc buffet là người ta tranh nhau từng centimet đất trước quầy thức ăn như thể sợ người khác lấy mất phần của mình.

Ví dụ:Một buổi hội nghị đối tác của một công ty lớn mà hầu hết thực khách đều là nhân vật sang trọng, trong đó có cả giới truyền thông báo chí, sau phần nghi thức, các đại biểu được mời dùng tiệc buffet. Lập tức, số đông đứng phắt dậy, đi thật nhanh ra quầy thức ăn.

Mới đầu họ chen chân nhau ở bàn dụng cụ, người đến trước lấy đúng loại chén, đĩa, muỗng, nĩa... mình cần; người đứng phía ngoài với tay vô, đụng gì lấy đó, miễn là có cái để đựng thức ăn rồi nhanh chóng đến bên quầy thực phẩm vừa chế biến xong, còn nóng hổi.

Một người cầm mãi chiếc đĩa mà không thể chen vào, nhận xét: “Sao mà giống cái thuở đi nhận cứu trợ...”

Lần khác, một công ty tổ chức giới thiệu sản phẩm cũng có chiêu đãi tiệc buffet. Trong lúc công ty còn đang trình bày, nhà hàng tranh thủ bày tiệc. Thấy thế, một người len lén rời ghế đứng dậy đi ra... Rồi người kế tiếp và kế tiếp...

Đến lúc công ty lên tiếng: “Cảm ơn quý vị đã đến tham dự buổi giới thiệu sản phẩm của chúng tôi. Xin mời quý vị bớt chút thời gian ở lại dùng tiệc buffet” thì khán phòng chỉ còn khoảng một phần ba quân số. Những người ra sau nhìn thấy quầy thực phẩm bị xới đảo như bãi chiến trường... nên đã có một số bỏ về.

Sau phần ăn, đến phần uống. Các loại thức uống cao cấp cũng nhanh chóng hết sạch, người đến sau thường chỉ còn lại nước trà, nước lọc, may mắn lắm thì có ly cà phê,

trong khi trên quầy còn la liệt những ly sữa tươi, sôcôla, nước ép cây tươi... uống dang dở rồi bỏ lại”.

- Ăn cho “đáng đồng tiền!”

Khi nghe tin khách sạn Omni giảm giá cho suất ăn buffet lan rất nhanh trong cơ quan: chỉ 19 USD cho một người, rượu vang miễn phí. Thoắng một lúc đã có gần chục người tham gia “cuộc ăn chơi xa xỉ” mỗi tháng một lần theo “luật” của cơ quan.

Cuộc vui lẽ ra cũng như mọi lần nếu trong nhóm không có vài đấng màu râu có chút “đột biến” về văn hoá ăn uống. Cũng từ quan niệm ăn cho “đáng đồng tiền bát gạo”, các đấng mày râu này cứ ăn lấy ăn để, rượu uống vô tư. “Rượu của mình mà, không uống cũng phải trả tiền thôi”.

- Tròn mắt xem người Việt ăn buffet:

Khách nước ngoài sau khi dự tiệc buffet với người Việt đã tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên không hiểu sao người ta lại có thể bỏ lại thừa mứa các món ăn ngon và đắt tiền đến thế, trong khi họ thường lấy rất ít thức ăn, khi nào dùng hết mới đi lấy thêm thức ăn. Nước chấm cũng được họ sử dụng vừa đủ nên khi họ ăn xong, thường chiếc đĩa chỉ còn vài mẫu bánh vụn.

Một hướng dẫn viên du lịch có lần kết hợp đoàn khách nước ngoài của mình tham dự tiệc buffet với các thành viên một câu lạc bộ đã ca thán: “Tôi hết sức xấu hổ khi nghe du khách nước ngoài hỏi: Sao các bạn lấy nhiều thức ăn và nước chấm nhưng cuối cùng lại không dùng? Tôi thấy các món đều ngon cơ mà? Thì ra họ nghĩ thực khách ta chê thức ăn không ngon nên mới bỏ lại, chứ đâu ngờ... Từ đó đến giờ, tôi chẳng đủ can đảm dẫn khách tây ăn buffet chung với ta thêm lần nào nữa!”

Chịu bỏ ra một số tiền không nhỏ để đi ăn buffet tại các nhà hàng hoặc được mời dự tiệc buffet, đồng nghĩa với việc bạn đã là người có “đẳng cấp” trong xã hội. Vậy thì hãy nhớ chọn cách hành xử tương thích với đẳng cấp của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)