Những điểm lư uý khi giao tiếp với một vài trường hợp Người bệnh đặc biệt:

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 36 - 38)

- Thứ ba là gây hiềm khích mất đoàn kết:

2.Những điểm lư uý khi giao tiếp với một vài trường hợp Người bệnh đặc biệt:

Ứng dụng các kỹ năng giao tiếp trong các tình huống thực hành dược tại các nhà thuốc, hiệu thuốc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Việc này có thể rất khó khăn trong các tình huống mà bệnh nhân có các nhu cầu giao tiếp đặc biệt. Những tình huống đó đòi hỏi sự nhậy cảm đặc biệt và các chiến lược độc đáo để đảm bảo cho sự giao tiếp hiệu quả. Vậy những kỹ năng cần thiết để xử lý với các bệnh nhân cao tuổi, các khách hàng có khả năng về nghe, nhìn bị suy giảm, các bệnh nhân ở giai đoạn cuối, các bệnh nhân AIDS, vị thành niên và những người chăm sóc cho người bệnh như thế nào?

2.1. Người cao tuổi

- Một nhân tố khiến cho dược sỹ phải nhạy cảm trước các hoạt động qua lại có liên quan đến người cao tuổi trở nên cấp bách. Số lượng người cao tuổi trong xã hội chúng ta ngày càng tăng và người cao tuổi tiêu thụ một số lượng thuốc kê đơn và không kê đơn bất cân xứng so với nhóm tuổi khác. Vì vậy, phần dân số đang tăng trưởng này cần đến các dịch vụ tư vấn của chúng ta cho họ. Không may là, nhiều khi quá trình lão hóa ảnh hưởng đến các yếu tố nhất định của quá trình giao tiếp ở một số người cao tuổi

- Khả năng tiếp thu và năng lực học tập chậm hơn so với các đối tượng khác. Vì vậy những nỗ lực nhằm thay đổi hành vi cần được đưa ra một cách dần dần và phải tạo lập trên những kinh nghiệm quá khứ. Một bước quan trọng khác là khuyến khích sự phản hồi từ những người bệnh xem họ đã nhận được thông điệp bạn định gửi hay chưa bằng cách khéo léo yêu cầu bệnh nhân nhắc lại những chỉ dẫn và các thông tin khác đồng thời quan sát phản ứngkhông lời của họ.

+ Thị lực: Lão hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình nhìn. Vì vậy khi sử dụng các thông tin bằng chữ, hay kiểm tra chắc chắn xem bạn đã đủ ánh sáng cho họ chưa. Ngoài ra, các thông điệp bằng chữ cho những cá nhân kém về thị lực cần được in ra cỡ lớn và trên giấy có màu.

+ Thính giác: Lão hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình nghe. Mất thính giác ở các mức độ nghiêm trọng khác nhau nhận thấy ở hơn một nửa số người cao tuổi. Mất thính giác liên quan đến quá trình lão hóa được gọi là “nghễnh ngãng”. Để cho việc đọc lời nói được hiệu quả nhất bạn phải đặt bệnh nhân trực tiếp ở phía trước bạn và bạn phải có một ánh sáng chiếu trên môi và mặt bạn khi giao tiếp với người đó.

Để tăng cường giao tiếp với những người yếu thính giác, hãy cố gắng để mình

đứng cách bệnh nhân 90- 180 cm, đừng bao giờ nói trực tiếp vào tai người bệnh, điều đó có thể bóp méo thông điệp; hãy đợi cho đến khi người bệnh có thể nhìn thấy bạn trước khi nói; và nếu cần thiết hãy chạm vào ông(bà) ấy để thu hút sự chú ý của ông ( bà ). Nếu thông điệp của bạn không được nghe thấy, bạn không được cứ nhắc đi nhắc lại lời cũ, hãy diễn giải lại bằng những câu ngắn hơn, đơn giản hơn. Nhiều dược sỹ đã học được ngôn ngữ dấu hiệu để trợ giúp cho các bệnh nhân yếu thính giác.

2.2. Người bệnhtuổi vị thành niên

Vị thành niên là một nhóm cá nhân đặc biệt theo nhiều cách có độ tuổi từ 10- 19(

theo Who). Họ đang phải đối đầu với những cuộc sống riêng tư( thay đổi về thể chất, sự phụ thuộc/tự do...) . Vì họ có thể phải đối đầu với vấn đề sức khỏe mới ( kinh nguyệt, mụn trứng cá..., hoạt động giới tính), nên điều quan trọng là người dược sỹ nhận ra được và có thể trợ giúp như thế nào đối với các nhu cầu sức khỏe của họ.

- Sử dụng sự đồng cảm ( đưa ra thông điệp là bạn đang thực sự lắng nghe họ, hiểu họ, giúp đỡ họ)

- Thể hiện rằng bạn chấp nhận họ như họ vốn có

- Dùng các câu hỏi kết thúc mở để tìm hiểu hết các cảm xúc của họ

- Dùng các tài liệu in ấn sáng tạo để truyền đạt những thông điệp sức khỏe bằng những thuật ngữ phù hợp và ấn tượng

2.3. Người chăm sóc bệnh nhân

- Họ có thể là những thành viên trong gia đình, ban bè hay người giúp việc.Nói chung số lượng người chăm sóc người bệnh trong tương lai rất có thể tăng nhiều hơn vì các nỗ lực ngày càng tăng nhằm chuyển sự chăm sóc bệnh nhân từ bệnh viện về chăm sóc tại nhà.

- Trước tiên những người chăm sóc cần hiểu tình trạng và việc điều trị của bệnh nhân và trao đổi với bệnh nhân như thế nào về những chỉ dẫn cụ thể. Người chăm sóc cũng phải hiểu cách giám sát phản ứng trị liệu của bệnh nhân trước một loại thuốc cụ thể, cách giám sát những phản ứng bất lợi của thuốc và cách báo cáo bất kỳ một sự kiện khả

nghi nào.

- Thông tin bằng cách ghi chép về thuốc men là điều rất cần thiết vì thông tin đó cần phải được chuyển đến tay người bệnh. Một cuộc điện thoại theo dõi gọi tới bệnh nhân cũng rất cần thiết để đảm bảo rằng thông tin đã được nhận/hiểu và để tăng cường

/nhấn mạnh những điểm quan trọng vể liệu pháp thuốc điều trị. Nhiều dược sỹ sử dụng hệ thống nhắc uống thuốc( ví dụ như lịch uống thuốc, bao đựng thuốc hàng tuần...) để giúp những người chăm sóc theo dõi việc uống thuốc của bệnh nhân.

LƯỢNG GIÁ:

1. Trình bày nguyên nhân giao tiếp kém hiệu quả?

2. Hãy vận dụng kỹ năng giao tiếp trong các tình huống thực hành dược tại các nhà thuốc, hiệu thuốc khi giao tiếp với người cao tuổi ( hoặc người chăm sóc người bệnh).

Bài 4

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 36 - 38)