- Bước 3: Hiể u:
4. Các phương pháp tư vấn sức khỏe
Tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, của từng cơ sở có thể áp dụng phương pháp tư vấn trực tiếp, gián tiếp hay kết hợp cả hai.
4.1. Tư vấn trực tiếp
Người tư vấn trực tiếp trao đổi với đối tượng. Phương pháp này thường có hiệu quả cao vì người tư vấn có thế xác định được mong muốn, suy nghĩ cũng như sự thay đổi hành vi đối tượng (thu nhận thông tin phản hồi). Vì vậy phương pháp này rất hay được áp dụng trong thực tế, tuy vậy phương pháp này thường mất nhiều thời gian và người tư vấn phải có khả năng cao.
4.2. Tư vấn gián tiếp
Tư vấn gián tiếp có ưu điểm là gửi thông tin đi xa, cho nhiều người, nhưng nhược điểm là người tư vấn khóthu nhận được thông tin phản hồi. Do người có nhu cầu tư vấn không thể gặp trực tiếp người tư vấn, vì vậy người tư vấn cung cấp cho đối tượng các thông tin bằng các phương tiện truyền thông: phát thanh, truyền hình, tranh ảnh… và các phương tiện này thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của đối tượng.
4.3. Kết hợp sử dụng cả hai phương pháp tư vấn trực tiếp và gián tiếp
- Dùng các phương tiện minh họa mà đối tượng có thể nhìn thấy như: phim, ảnh, tranh… kết hợp với trao đổi bằng cử chỉ, lời nói của người tư vấn hướng dẫn thêm để đối tượng dễ hiểu hơn.
- Dùng các phương tiện gián tiếp: Phát thanh, truyền hình kết hợp với điện thoại trực tiếp từ cộng đồng đến với người tư vấn để người tư vấn có thể trả lời trực tiếp với người có nhu cầu tư vấn.
Ví dụ: Khi thực hiện chương trình “Sức khỏe cho mọi người” trên truyền hìnhViệt Nam, các chuyên gia y tế sẽ tư vấn cho tất cả mọi người, nhưng đồng thời cũng sử dụng điện thoại trả lời trực tiếp các câu hỏi của khán thính giả.