- Thứ ba là gây hiềm khích mất đoàn kết:
2. Các loại câu hỏ
2.1. Câu hỏi mở: cho phép các câu hỏi mở hoàn toàn cũng như các câu hỏi được phân loại một phần. Các câu hỏi thường sử dụng với từ để hỏi, như: loại một phần. Các câu hỏi thường sử dụng với từ để hỏi, như:
- Ai? - Cái gì? - Tại sao? - Khi nào? - Như thế nào? - Ở đâu?
2.1.1. Câu hỏi mở hoàn toàn
Câu hỏi mở cho phép đối tượng nghiên cứu trả lời tự do theo ngôn từ của họ. Những câu hỏi loại này rất có ích cho việc thu thập thông tin sâu về:
- Những sự kiện mà nhà nghiên cứu không quen thuộc
- Những ý kiến, thái độ và gợi ý của người cung cấp thông tin, hoặc
- Những vấn đề nhạy cảm Ví dụ:
- Xin bạn cho biết ý kiến về các dịch vụ chăm sóc trước sinh do trạm y tế cung
- Theo bạn những nguyên nhân nào làm cho một số vị thành niên ở địa phương này bắt đầu sử dụng ma túy?
Câu trả lời cho những câu hỏi trên được ghi lại càng gần với những từ ngữ của người trả lời càng tốt?
* Điểm mạnh của những câu hỏi mở hoàn toàn
- Cho phép bạn thăm dò sâu những vấn đề bạn quan tâm
- Những vấn đề mà trước đây chưa được nghĩ tới khi lập kế hoạch nghiên cứu có thể được khám phá, vì vậy cung cấp những thông tin mới có giá trị làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
- Thông tin được cung cấp bằng chính ngôn ngữ của người trả lời có thể giúp ích như nhữngví dụ hoặc những minh họa, làm phong phú thêm báo cáo cuối cùng.
- Thường khi đọc lại một câu trả lời trong giai đoạn phân tích tạo cơ hội cho các khả năng giải thích khác trong mối quan hệ với các số liệu khác thu thập được, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu câu trả lời được phân loại trước.
* Những rủi ro của những câu hỏi mở hoàn toàn.
- Cần có những người phỏng vấn có kỹ năng tốt để hướng dẫn một cuộc thảo luận tập trung vào những vấn đề phù hợp và ghi lại tất cả những thông tin thu thập được. Rủi ro lớn nhất xảy ra là việc không ghi được toàn bộ những vấn đề liên quan được nêu lên trong cuộc thảo luận.
- Việc phân tích số liệu mât nhiều thời gian và đòi hỏi phải có kinh nghiệm, những thông tin quan trọng có thể bị mất.
* Những gợi ý để cải thiện việc sử dụng những câu hỏi mở hoàn toàn.
- Tập huấn và giám sát kỹ những người đi phỏng vấn hoặc chọn những trợ lý nghiên cứu có kinh nghiệm.
- Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi sử dụng để thăm dò những câu trả lời một cách có hệ thống.
- Thử nghiệm trước các câu hỏi mở và nếu có thể, thử phân loại trước những câu trả lời phổ biến nhất, dành đủ chỗ trống để ghi nội dung trả lời các câu hỏi.
2.1.2. Câu hỏi phân loại một phần
- Trong các cuộc phỏng vấn, câu hỏi thường được hỏi dưới dạng các câu hỏi mở, nhưng đểtạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép và phân tích, một số câu trả lời có thể được phân loại trước.
Ví dụ: Bạn đã trở thành thành viên của ủy ban Y tế thôn bản như thế nào? Ghi cụ thể:
1.Tình nguyện:
...
2. Được bầu tại một cuộc họp:
………
3. Được cán bộ ủy ban xã đề cử :
………...
5. Khác ( ghi rõ):
...
Trong các trường hợp này 4 khả năng đầu của các câu trả lời được phân loại trước, nhưng cũng có thể có khả năng khác xảy ra. Vì vậy có thể phân loại “khác”để cho những câu trả lời khác có thể được ghi lại. Trong khi phân tích, các phương án trả lời “khác” này
có thể được phân loại tiếp.
Đối với những câu hỏi mở thường cho phép nhiều phương án trả lời. Người phỏng vấn sẽ được tập huấn để chờ đợi những câu trả lời tiếp theo.
* Những điểm mạnh của những câu trả lời phân loại trước:
- Các câu trả lời có thể được ghi lại nhanh chóng, và
- Việc phân tích sẽ dễ dàng hơn.
* Những rủi ro của câu trả lời phân loại trước:
- Nếu người ta phân loại quá sớm, nhiều thông tin thú vị và giá trị có thể không bao giờ được ghi nhận, hoặc có thể kết thúc bằng cách ghi phương án trả lời vào loại
“khác”.
- Người phỏng vấn có thể cố gắng ép các thông tin vào một trong các nhóm được liệtkê trước hoặc chỉ đơn thuần đánh dấu vào các khả năng đã được phân loại trước. Vì thế những thông tin giá trị khác có thể không thu thập được.
- Người phỏng vấn có thể dừng sau khi nhận được câu trả lời đầu tiên, trong khi có thể có nhiều hơn một câu trả lời thích hợp.
- Đôi khi, nếu người trả lời lưỡng lự cung cấp thông tin, thì người phỏng vấn có thể gợi ý một vài phương án trả lời, như vậy thông tin sẽ bị sai lệch.
- Thông thường bảng hỏi thường có ít khoảng trống để ghi lại tất cả những câu trả lời ở mục “khác” vì vậy buộc người phỏng vấn viết câu trả lời bằng cách tóm tắt nội dung trả lời của người cung cấp thông tin, vì vậy có thể mất những thông tin thú vị.
* Một số gợi ý giảm thiểu những rủi ro liên quan đến câu trả lời được phân loại trước:
- Cần phải cung cấp cho người phỏng vấn những hướng dẫn rõ ràng về những vấn đề quan trọng.
- Nếu một câu hỏi dẫn tới một cuộc thảo luận thú vị, cần được viết ra giấy đầy đủ và rõ ràng, ngoài việc được mã hóa. Cần có khoảng trống đủ rộng để ghi lại tất cả các
thông tin từ cuộc thảo luận này.
- Người phỏng vấn cần được tập huấn để thu thập cho được đầy đủ các thông tin khi câu hỏi cho phép người trả lời lựa chọn nhiều phương án trả lời. Các phương án khác có thể được làm rõ hơn trong các câu hỏi tiếp theo.
- Trong trường hợp không trả lời, người phỏng vấn nên đọc lại hoặc diễn đạt lại câu hỏi (nhưng không cung cấp các phương án trả lời). Hướng dẫn phỏng vấn cần có những gợi ý để thăm dò thêm các phương án trả lời mà tất cả những người đi phỏng vấn phải tuân thủ.
- Cần để sẵn đủ chỗ cho các phương án trả lời “ khác’’có thể được ghi đầy đủ, gần nhất với ngôn từ của người trả lời. Nếu không làm như vậy thì việc phân loại các câu trả
2.2. Câu hỏi đóng