Những điểm cần lư uý khi thực hiện phản hồi.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 56 - 58)

- Bước 3: Hiể u:

3. Những điểm cần lư uý khi thực hiện phản hồi.

- Phản hồi sẽ hiệu quả nếu đưa ra những phản hồi tập trung, rõ ràng, đúng chức năng và ngay lập tức liên quan đến những hành vi mà quan sát được.

- Phản hồi có hiệu quả khi:

+ Nó đề cập đến hành vi thực tế chứ không phải con người. + Nó mô tả chứ không phải diễn giải hoặc phán xét về hành vi

+ Nó phải đặc thù chứ không phải chung chung và đạt được mục đích của mô tả hành vi cụ thể, đặc thù, rõ ràng.

+ Phản hhồi ngay khi hành vi xuất hiện.

+ Phản hồi đưa cho người nhận cơ hội làm theo phản hồi. + Phản hồi phải đúng khi cần thiết

+ Phản hồi cần có sự đáp ứng của người nhận.

- Các điều kiện để thực hiện phản hồi:

+ Dành thời gian phù hợp để nghĩ về những điều sẽ nói.

+ Đưa ra phản hồi nên bắt đầu bằng từ “tôi”. Khi sử dụng câu bắt đầu bằng từ “anh”, thì lời phản hồi đưa ra sẽ bị chấp nhận như một lời phán sét hoăc đe doạ. Thông điệp mà người phản hồi đưa ra có thể không được sử dụng một cách thẳng thắn.

+ Chỉ phản hồi trong giới hạnquan sát được ở lần này, không so sánh với tình huống khác vì bối cảnh trong các tình huống đó là rất khác nhau.

+ Mô tả cảm tưởng, suy nghĩ của riêng mình. Chỉ những điều mà ta có thể cảm nhận được hoặc mô tả được: “Tôi thích nó, những điều này tôi đã trông đợi khi tôi hỏi những câu hỏi này. Tôi đã có thời gian để suy nghĩ và mang lại những cảm nhận được sự thoải mái”

+ Mô tả hiệu quả hành vi của người khác. Nó sẽ khuyến khích người nhận phản hồi nghe thấy những gì mà người ta dã làm tốt. Họ sẽ sẵn sàng nghe những điều mà làm chưa tốt và nhìn đến giải pháp thay thế.

- Phản hồi hữu ích nếu tuân theo các bước sau:

+ Cái gì bạn đã làm tốt? (phản hồi dương tính) .

VD :“tôi thích nó, bạn đã cho tôi nghe câu chuyện của tôi trước, trước khi bạn.”) + Cái gì bạn nên làm tốt hơn? (lời phê bình dương tính).

VD: “tôi đã không tìm thấy điều gì đó một cách hữu ích, Tôi quên mất điều mà tôi muốn nói.

+ Bạn nên làm điều này tốt hơn như thế nào? (cố gắng đưa ra giải pháp thay thế). Phản hồi sẽ có tính giúp đỡ nếu đưa ra các lời khuyên. “ Tôi thích nó phải tốt hơn, nếu anh có thể giải thích tại sao anh lại đặt câu hỏi đó?”

+ Bạn có hiểu không? (kiểm tra liệu người nhận phản hồi có hiểu hết ý nghĩa của những lời phản hồi )

- Tuân thủ những điểm sau để góp phần phòng tránh hành vi bảo thủ: + Đưa ra các phản hồi mô tả, không phán xét.

+ Đưa ra những phản hồi cụ thể, không chung chung. + Đưa ra những phản hồi thực dụng.

+ Đưa ra những phản hồi hữu ích.

LƯỢNG GIÁ:

1. Nêu tầm quan trọng kỹ năng phản hồi?

2. Nêu các điểm cần lưu ý khi thực hiện phản hồi?

Bài 8

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)