Chuẩn bị nội dung và cách thức thuyết trình một chủ đề trước đám đông.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 59 - 60)

- Bước 3: Hiể u:

3.Chuẩn bị nội dung và cách thức thuyết trình một chủ đề trước đám đông.

- Chuẩn bị nội dung và cách thức thuyết trình tốt sẽ đảm bảo cho viêc tiến hành thuyết trình thuận lợi và đạt hiệu quả. Để làm được điều đó sinh viên cần tuân thủ các bước sau đây:

Xác định rõ mục tiêu: trước khi chuẩn bị buổi thuyết trình, bạn cần xác định thật rõ ràng đâu là mục tiêu bạn muốn đạt được. Việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp bạn hình thành nội dung và cách truyền đạt đến người nghe một cách có hiệu quả nhất. Điều này liên quan đến các yếu tố: những thông tin bạn muốn truyền đạt là gì, người nghe là ai và bầu không khí tại địa điểm thuyết trình như thế nào?

Bước 1: Chọn chủ đề thuyết trình.

- Chủ đề thuyết trình tuỳ thuộc vào mục tiêu của buổi nói chuyện. Thông thường là các chủ đề liên quan đến sức khoẻ cộng đồng:

+ Vệ sinh môi trường.

+ Tác hại lối “Sống thử” của sinh viên.

+ Thuốc và sức khỏe

+ ...

Các chủ đề liên quan đến cuộc sống hiện tại của học sinh sinh viên. Trong bài này

sinh viên nên chọn chủ đề mà mình quan tâm nhất. Chủ đề chọn cần đươc cụ thể, có tính thay đổi được thông qua thay đổi hành vi, cách sống, làm viêc của con người. Tránh chọn chủ đề chung chung, không rõ ràng hoặc quá lớn rất khó tác động đến.

Bước 2: Chuẩn bị nội dung thuyết trình.

- Xác định rõ thông điệp cần truyền tải đến người nghe là gì, để tránh tản mạn và giúp tập trung vào thông điệp đó. Phải viết ra thông điệp đó và luôn bám sát trong suốt buổi nói chuyện.

- Một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. Sắp xếp các phần mở bài, thân bài, kết bài hợp lý.

+ Mở bài: Thông thường có thể mở bài bằng một ví dụ so sánh về tình trạng tốt, xấu của vấn đề. Hiện trạng của vấn đề đó, tầm quan trọng của vấn đề.vv..vv

+ Thân bài: Phải xác định có bao nhiêu nội dung chính cần truyền đạt và xắp xếp chúng theo trật tự lôgic. Phần thân bài ít nhất chiếm khoảng 2/3 thời gian của buổi nói chuyện. Giữa các vấn đề nên có câu kết nối.

- Một bài thuyết trình tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau: + Không làm mất thời gian của người nghe

+ Hiểu người nghe là ai và tại saohọ tới đây + Cấu trúc tốt bài thuyết trình

+ Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn

+ Nhấn mạnh những điểm quan trọng trong thông điệp của bạn + Tạo lập được mối quan hệ thân thiết với người nghe.

- Hãy dùng mọi thứ bạn có để làm cho bàithuyết trình của mình sinh động hơn. + Sử dụng ví dụ để giảI thích quan điểm của bạn

+ Sử dụng ngôn ngữ hình thể( củ chỉ, ánh mắt…)

+ Lên xuống giọng hợp lý, để tránh nhàm chăn và ru ngủ khán giả + Sử dụng biểu đồ, tranh ảnh, clip …hợp lý

“ Kỹ năng thuyết trình cũng giống như các kỹ năng khác trong giao tiếp, làm thế nào để cuốn hút người nghe, làm thế nào để truyền đạt được nhiều nội dung đến người nghe đó là cả một nghệ thuật”

- Chuẩn bị về không gian, thời gian và đối tượng truyết trình.

Bước 3:Tiến hành tập thuyết trình.

- Để thuyết trình một cách tự tin và hiệu quả cần tập dượt trước gương tai nhà, tại

skillab ….Nếu có điều kiện, bạn nên thử thuyết trình trước một nhóm người đóng vai những người nghe. Qua những cuộc thử nghiệm như vậy, bạn sẽ rèn được kỹ năng của mình, dự đoán được những câu hỏi, những ý kiến phản hồi mà người nghe có thể đưa ra và chuẩn bị trước câu trả lời.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 59 - 60)