Chuẩn bị một cuộc thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 39)

- Thứ ba là gây hiềm khích mất đoàn kết:

3. Chuẩn bị một cuộc thảo luận nhóm.

3.1. Xác định chủ đề, nội dung thảo luận.

- Đây là bước chuẩn bị rất quan trọng để giúp buổi thảo luận đạt hiệu quả cao nhất về mục đích thảo luận.

3.2. Phân tích, đánh giá tình hình.

- Bất kỳ một cuộc thảo luận nhóm tốt đều cần những thông tin kiến thức về tình hình, điều kiện của địa phương nơi thảo luận. Cần chuẩn bị tìm hiểu mọi thông tin liên quan lĩnh vực cần thảo luận, kể cả kinh tế, văn hoá, tôn giáo, chính trị, xã hội.

3.3. Xác định nhóm đối tượng mời vào nhóm thảo luận.

- Tốt nhất nên mời những người cùng trình độ văn hoá, cùng lứa tuổi, cùng tầng lớp xã hội tham dự. Mỗi nhóm thảo luận mời khoảng từ 6-12 người.

3.4. Lựa chọnvà chuẩn bị nơi thảo luận.

- Nơi thảo luận nên là nơi không liên quan đến chủ đề thảo luận.

Ví dụ: Không nên họp tại trạm y tế nếu muốn hỏi mọi người chất lượng cung cấp các dịnh vụ y tế của trạm.

3.5. Chuẩn bị bản hướng dẫn thảo luận và một người làm thư ký ghi chép ý kiến chính của cuộc thảo luận. chính của cuộc thảo luận.

- Cần chuẩn bị các câu hỏi trọng tâm cho chủ đề thảo luận dựa trên những thông tin phù hợp với tình hình thực tế, bao gồm cả câu hỏi mở, đóng, ít dùng câu hỏi tại sao.

- Tạo bầu không khí vui vẻ, cởi mở. Im lặng để khuyến khích các thành viên suy nghĩ.

3.6. Người điều hành thảo luận

- Có đủ kiến thức và kinh nghiệm

- Biết lắng nghe

- Có kỹ năng lãnh đạo

- Kiên nhẫn và linh hoạt

- Kỹ năng quan sát

- Trang phục

Lưu ý: Người điều hành không phải là thầy giáo, người phán xét, cấp trên, cán bộ trung ương, không tỏ ra đồng ý hoặc không đồng ý với đối tượng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)