Nguyên tắc của tư vấn sức khoẻ

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 64 - 66)

- Bước 3: Hiể u:

3.Nguyên tắc của tư vấn sức khoẻ

Tư vấn sức khoẻ là trao đổi hay truyền đạt thông tin đến đối tượng (đối tượng có nhu cầu tư vấn có thể là một hay nhiều người, họ ở gần mà cũng có thể ở xa…) vì vậy khi tư vấn sức khoẻ phải tuân theo nguyên tắc sau đây:

3.1. Chọn thời gian và thời điểm thích hợp

Tư vấn sức khoẻ có thể thực hiện ở bất kỳ đâu, vào bất kỳ thời gian nào phù hợp với đối tượng và công việc của sức người tư vấn (có thể thực hiện ở các gia đình, tại các cuộc họp…) nhưng tốt nhất là tại các Phòng tư vấn sức khoẻ.

Phòng tư vấn sức khoẻ thường đặt tại các Trạm Y tế, các phòng khám, các Trung

tâm Y tế dự phòng và các Trung tâm Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình (hiện nay là Phòng chăm sóc sức khoẻ sinh sản).

Thời gian thực hiện tư vấn có thể là buổi trưa, tối (khi thực hiện tại gia đình, các cuộc họp) còn tốt nhất là trong giờ hành chính tại các cơ sở tư vấn.

3.2. Xác định được nhu cầu tư vấn của đối tượng

Để giúp đối tượng lựa chọn được giải pháp đúng cho vấn đề sức khoẻ mà họ mong muốn giải quyết thì người tư vấn phải xác định được chính xác nhu cầu của họ.

Ví dụ: Đối tượng cần biết cách chăm sóc, điều trị tiếp theo sau khi được ra viện hoặc cần biết cách chăm sóc điều trị tiếp theo sau khi người thân họ ra viện.

Để xác định đúng nhu cầu tư vấn thì người tư vấn phải có kiến thức, kỹ năng giao tiếp và nhạy cảm. Vì vậy người tư vấn phải biết sử dụng các câu hỏi mở để đối tượng dễ dàng nói ra đầy đủ các vấn đề mà họ mong muốn được biết đồng thời cần phải chú ý lắng nghe, phân tích các vấn đề mà đối tượng đã đề xuất cùn với việc luôn luôn quan sát để xác định trạng thái, cảm xúc của đối tượng, giúp đối tượng tự tin, thoải mái từ đó xác định nhu cầu và hướng dẫn cho họ thực hiện hành vi mới.

3.3. Cung cấp đủ thông tin cần thiết cho đối tượng

Khi đối tượng có nhu cầu tư vấn sức khỏe thì ngoài việc giải thích để đối tượng hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của họ (Hay người thân của họ hoặc một cộng đồng), đồng thời cũng cần cung cấp thêm một số thông tin có liên quan đến vấn đề sức khỏe ấy để họ có thể tham khảo thêm. Yêu cầu các thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu và đối tượng dễ làm

theo.

3.4. Thảo luận để tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề

- Để có thể giúp đối tượng tìm ra được các biện pháp giải quyết tốt nhất thì người tư vấn cần cung cấp cho họ các cơ sở sẵn có mà cơ sở ấy có thể hỗ trợ được cho đối tượng giải quyết khó khăn về kinh tế, xã hội, văn hóa… hạn chế sự ảnh hưởng đến sức khỏe khi đối tượng có nhu cầu.

- Không nên đưa ra nhiều hay ít giải pháp quá mà chỉ cần 2 – 3 giải pháp, khuyến khích đối tượng suy nghĩ về hòan cảnh, điều kiện của bản thân để đưa ra các quyết định tự chọn giải pháp phù hợp với bản thân.

3.5. Giữ bí mật và tôn trọng điều riêng tư của đối tượng

- Người tư vấn phải biết chấp nhận tất cả các điều kiện đối tượng yêu cầu trong phạm vi liên quan đến vấn đề sức khỏe mà họ mong muốn.

- Người tư vấn phải biết được tình trạng sức khỏe, khả năng nhận thức, điều kiện, hoàn cảnh và những băn khoăn… của đối tượng. Từ đó phải biết cảm thông, chia sẻ và tạo niềm tin cho đối tượng.

- Tuyệt đối giữ bí mật những vấn đề mà đối tượng trao đổi với người tư vấn (trong thực tế có nhữngtrường hợp đối tượng có những suy ngĩ, băn khoăn họ không nói được với ai mà chỉ trao đổi với người tư vấn), tạo sự tin tưởng của họ với người tư vấn trong mọi lĩnh vực.

3.6. Không phán xét đối tượng

- Người tư vấn cần tôn trọng đối tượng.

- Người tư vấn không phân biệt điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa… của đối tượng.

- Người tư vấn không phán xét về kiến thức, thái độ và hành động của đối tượng.

- Người tư vấn luôn giữ thái độ trung lập đối với các ý kiến mà đối tượng đưa ra cho dù người tư vấn thích hay không thích (chấp nhận hay không chấp nhận) ý kiến đó.

- Người tư vấn phải xác định rõ vị trí của mình là giúp đối tượng đưa ra các giải pháp tốt nhất cho họ, cần tôn trọng các quyết định của họ chứ không phải là người phán

xét đối tượng đúng hay sai (nên hay không nên) và không bắt buộc họ phải thay đổi hành vi theo ý kiến của mình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 64 - 66)