THỰC HÀNH KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 91 - 93)

- BM: Nó còn trẻ không biết gì đâu, chị cứ nói để tôi về khuyên nó.

THỰC HÀNH KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

MỤC TIÊU:

1. Chuẩn bị được nội dung và kỹ thuật cơ bản cho việc thuyết trình một chủ đề đơn giản.

2 . Tiến hànhthuyết trình được ít nhất 1 chủ đề đơn giản trước các bạn trong lớp.

NỘI DUNG:

1. Nội dung thực hành:

- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình (nói) trước tập thể.

2. Chủ đề/Tình huống thực hành:

Một số chủ đề gợi ý để thuyết trình:

- Tại sao e chọn ngành dược để học tập?

- Cuộc sống sinh viên trong kí túc xá?

- Cuộc sống sinh viên trong các khu nhà trọ tư nhân?

- Em dự định sẽ làm việc ở đâu trong tương lai?

- Hiểu biết của em về HIV/AIDS và cách phòng tránh?

- Tình bạn và tình yêu trong sinh viên?

3. Tổ chức thực tập:

3.1. Chia nhóm và phân công nhiệm vụ:

3.1.1. Chia nhóm:

- Tại phòng thực hành giao tiếp (hoạc giảng đường), sinh viên được chia thành các tổ, nhóm khoảng 6-12 người, phân công một người làm nhóm trưởng. Các nhóm này nên cố định trong suốt thời gian học về giao tiếp tại phòng thực hành (giảng đường) để dễ phân công và giám sát. Có thể phân công các nhóm nhỏ từ 3 -5 người.

3.1.2. Phân công nhiệm vụ:

- Giảng viên nói rõ nhiệm vụ của từng nhóm trong quá trình học tập như sau:

+ Các nhóm thảo luận để chọn một chủ đề.( Chủ đề nên có tính thời sự và phù hợp với đối tượng nghe giả định)

+ Nhóm thảo luận chuẩn bị nội dung thuyết trình và các điều kiện cần thiết. + Phân công người sẽ thuyết trình trước đám đông.

+ Người được phân công tậpnói, các bạn khác nghe và đóng góp ý kiến, có sử dụng bảng kiểm.

+ Các thành viên thay nhau nói chuyện và rút kinh nghiệm để người sau tốt hơn người trước.

+ Các nhóm sẽ tập luyện, trong quá trình học tập sẽ có giáo viên giúp đỡ.

- Các nhiệm vụ này phải được phổ biến cho sinh viên rõ ngay từ đầu và cả phân bố thời gian cho từng hoạt động.

3.2. Thực hành theo nhóm.

- Sinh viên được phân công nhiệm vụ trong các nhóm nhỏ một cách cụ thể và chi tiết.

- Chọn chủ đề xây dựng nội dung thuyết trình.

- Lựa chọn người sẽ thuyết trình trước lớp.

- Các nhóm đóng góp ý kiến cho các bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian cho một nội dung thuyết trình khoảng 5-10 phút.

3.3. Phản hồi / nhận xét:

- Còn 30-45 phút cuối buổi học, Giảng viên tập trung các nhóm để phản hồi, nhận xét.

- Giảng viên yêu cầu đại diện các nhóm thuyết trình trước lớp.

- Sinh viên nhận xét theo thứ tự: Tự nhận xét, sinh viên nhận xét cho nhau và cuối cùng giáo viên cho ý kiến đóng góp.

- Nếu trong quá trình học có quay video các nhóm thì nên sử dụng các băng hình này để nhận xét.

4. Lượng giá sinh viên:

4.1. Lượng giá quá trình học:

- Tự lượng giá thông qua việc sinh viên tập luyện theo nhóm, sử dụng bảng kiểm để góp ý cho nhau. Giảng viên đóng góp ý kiến khi giám sát công việc thực hành của sinh viên hoặc khi sinh viên yêu cầu.

4.2. Lượng giá cuối bài:

- Giảng viên dựa vào kết quả trình bày của các nhóm và đóng góp ý kiến của cả lớp để cộng điểm chuyên cần cho cá nhân, tập thể 1 nhóm.

4.3. Giới thiệu một số bảng kiểm:

Bảng kiểm kỹ năng thuyết trình:

STT Nội dung Yêu cầu phải đạt Không

1 - Tác phong:

+ Trang phục + Đầu tóc + Đi đứng

2 Giới thiệu chủ đề, thời

gian

Chủ đề rõ ràng, nêu rõ thời gian 3 Mở bài rõ ràng, hợp lý Có sức lôi cuốn, dẫn dắt, có so

sánh.. 4 Thân bài nêu rõ các ý

chính

Các ý chính được trình bày logic, hợp lý

5 Kết luận tốt Nhắc lại các điểm chính có bổ

sung

6 Giọng nói to, rõ, mạch lạc Người ngồi cuối nghe rõ

7 Tốc độ nhanh, chậm, có

khoảng lặng hợp lý. Không nói quá nhanh, có câu dẫn giữa các phần

8 Giao tiếp mắt tốt, tự tin Luôn nhìn xuống khán giả thể hiện sự tự tin.

9 Động tác cơ thể tự nhiên,

10 Sử dụng các phương tiện( tranh, ảnh, tờ rơi …)phụ giúp thuyết trình phù hợp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng linh hoạt và phù hợp

11 Đảm bảo về thời gian Nói đúng trong thời gian đã nêu 12 Sử dụng từ dễ hiểu, hợp

với người nghe Không dùng từ kỹ thuật, nếu có giải thích cặn kẽ.

13 Sau khi thuyết trình xong cần hỏi sự phản hồi từ người nghe.

Giải thích người nghe một cách cặn kẽ, lưu loát

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 91 - 93)