Thực hiện tư vấn sức khỏe

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 69 - 70)

- Bước 3: Hiể u:

7. Thực hiện tư vấn sức khỏe

7.1. Những việc cần chuẩn bị trước khi tư vấn

- Xác định những vấn đề và đối tượng cần được tư vấn trong cộng đồng.

- Chọn thời gian, địa điểm thoải mái và phù hợp cho đối tượng (có thể tại nơi làm việc, ở nhà của đối tượng hay tại cơ sở y tế).

- Thời gian, địa điểm nên thông báo trước cho đối tượng (hoặc thông báo để đối tượng tự chọn thời gian, địa điểm phù hợp với họ).

- Người tư vấn cần chuẩn bị chắc chắn, đầy đủ nội dung cần tư vấn.

- Người tư vấn cần chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, tài liệu, vật dụng... liên quan đến nội dung cần tư vấn.

7.2. Thực hiện tư vấn

7.2.1. Bắt đầu:

- Khi gặp đối tượng cần được tư vấn, người tư vấn cần chủ động chào hỏi thân mật để tạo cảm giác gần gũi, để đối tượng biết được rằng người tư vấn đã sẵn sàng tiếp đón và giúp đỡ để họ có thể cảm thấy thoải mái, an tâm và là tiền đề để đối tượng tin tưởng, sẵn sàng trình bày hết các vấn đề và nguyện vọng của họ.

- Người tư vấn nên chủ động mời đối tượng ngồi vào vị trí đã chuẩn bị, không nên để họ lúng túng tìm chỗ ngồi.

- Người tư vấn nên tự giới thiệu về mình và mời đối tượng tự giới thiệu về họ.

- Nên bắt đầu bằng các câu chuyện thông thường để tạo không khí tự nhiên, làm cho đối tượng tự tin, chuẩn bị trạng thái tâm lý tốt để trình bày rõ vấn đề của họ.

- Nên thông báo cho đối tượng là các thông tin về họ sẽ được bảo đảm bí mật.

- Hãy giải thích cho đối tượng là người tư vấn sẵn sàng nghe tất cả các thông tin về họ, sẵn sàng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu mà đối tượng sẽ đặt ra, đồng thời sẽ cùng thảo luận để tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

7.2.2. Triển khai:

- Trong quá trình tư vấn, người tư vấn nên thể hiện thái độ tôn trọng, đồng cảm vớihoàn cảnh, vấn đề của đối tượng (biểu hiện qua cách nói, giao tiếp không lời).

- Tìm hiểu rõ lý do vì sao đối tượng cần đến tư vấn.

- Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và thực hành của đối tượng về vấn đề họ cần tư vấn.

- Nêu các câu hỏi rõ ràng để đối tượng trả lời.

- Trả lời rõ ràng và giải thích kỹ lưỡng về các câu hỏi mà đối tượng đã nêu ra.

- Sử dụng các từ ngữ thông thường, dễ hiểu, tránh dùng các từ ngữ chuyên môn.

- Sử dụng các tài liệu, tranh ảnh, mô hình... để giải thích cho đối tượng.

- Cần nhấn mạnh những điểm quan trọng.

- Nên đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề để đối tượng tự lựa chọn.

- Không nên:

+ Để đối tượng chờ lâu.

+ Buộc đối tượng phải nói hết những vấn đề của họ.

+ Lơ đãng, không chú ý đến câu hỏi hay câu trả lời của đối tượng. + Đùa cợt với vấn đề của đối tượng.

+ ép buộc đối tượng theo cách giải quyết chủ quan của mình. + Để người không có nhiệm vụ nghe được cuộc tư vấn. + Không kéo dài cuộc tư vấn khi đối tượng đã mệt mỏi.

+ Đe dọa không đúng mực gây hoang mang, lo sợ làm cho đối tượng không cảm thấy nhẹ nhõm sau cuộc phỏng vấn.

7.2.3. Kết thúc tư vấn:

- Nhắc lại những điều cơ bản đã được thảo luận với đối tượng, chủ ý nhấn mạnh đến những hành vi mà đối tượng nên thực hiện như họ đã chọn khi thảo luận.

- Động viên và không quên cảm ơn đối tượng đã đến để được tư vấn.

- Với những đối tượng cần được tư vấn tiếp, nên thảo luận để họ chọn thời gian thích hợp cho cuộc tư vấn tiếp theo.

- Tạo điều kiện giúp đỡ để đối tượng giải quyết vấn đề của họ.

- Hướng dẫn cho đối tượng các địa chỉ và dịch vụ liên quan đến vấn đề của họ để họ được hỗ trợ thêm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)