- Thông thường danh thiếp được trao trực tiếp dù đó là quan hệ chính thức hay không chính thức Theo thông lệ của người Pháp, khách là người chủ động trong việc
6.7. Những điều cần tránh khi khi dự tiệc
- Không uống quá chén. Rượu có thể làm người ta mất nhận thức về hành vi của mình. Nếu không uống được, bạn nên chọn một loại thức uống khác để cụng ly với bạn bè thay vì cố tỏ ra sành điệu. Hãy nhớ rằng, sự tỉnh táo chi phối tất cả cho dù bạn có tửu lượng khá cao thì cũng nên hạn chế uống nhiều các loại nước có độ cồn cao nếu bạn không muốn để lại hình ảnh xấu trong mắt đồng nghiệp.
+ Không cư xử như thể bạn đang ở hàng quán. Những buổi tiệc công ty là những cơ hội tuyệt vời thắt chặt thêm mối quan hệ thân tình với các đồng nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta đừng nên vịn vào đó mà đi quá xa giới hạn giao tiếp. Tìm hiểu hỏi thăm cuộc sống gia đình khác hẳn với chuyện soi mói đời tư, thoải mái chuyện trò không giống như cùng đám chiến hữu hội tụ nhau ở hàng quán sau giờ làm.
+ Điều đặc biệt mà các quý ông cần lưu ý là đừng tỏ ra ve vãn săn đón với các nữ đồng nghiệp trong các dịp này.
+ Những cử chỉ, lời nói suồng sã sẽ chỉ làm hại chính bạn đầu tiên, cho dù đó chỉ là những hành động vô tình nhưng cũng có thể làm mất lòng những người xung quanh.
- Không diện những trang phục quá khêu gợi. Dĩ nhiên, khi đi dự tiệc, ai cũng muốn diện hơn ngày thường đi làm, tuy vậy các quý cô cần lưu ý cũng đừng để mình bị lạc lõng giữa các đồng nghiệp vì những bộ cánh hơi “ít vải” hay quá lòe loẹt.
- Không đùa giỡn quá trớn. Mỗi khi tham gia một cuộc vui, hầu như mọi người đều có chung tâm lý “chơi xả láng, sáng về sớm”. Chúng ta hay dựa vào lý do xả stress
mà vô tư đùa giỡn quá trớn. Đặc biệt, những lúc quá chén, nhiều người thường cư xử đi quá giới hạn lịch sựmà không nhận thức được để rồi phải “trả giá” đắt.
- Không kể những câu chuyện cười dung tục. Đây là nguyên tắc bất cứ một nhân viên nào cũng nên nhớ dù trong hay ngoài giờ làm việc. Khi bạn chèn những câu chuyện dung tục vào những lúc nói chuyện với đồng nghiệp kể cả lúc dự tiệc cũng có thể làm mọi người khó chịu và tỏ ra thiếu thiện cảm với mình.
- Không ăn nói thô lỗ. Không khí buổi tiệc có thể làm chúng ta cảm thấy thoải mái và dễ nói chuyện với nhau hơn những lúc đối mặt hàng ngày ở văn phòng. Tuy nhiên,
không phải vì thế mà chúng ta không thận trọng khi phát ngôn đặc biệt là khi đã ngấm hơi men. Chỉ vài phút hớ hênh, tuôn ra vài từ thô lỗ sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong công ty lâu dài.
- Không bình phẩm đồng nghiệp sau lưng. Một vài đồng nghiệp vì những lý do bận đột xuất mà vắng mặt trong buổi tiệc, bạn đừng lợi dụng dịp này để nói xấu. Nếu không, bạn đã tự phá hỏng cuộc vui của mình và mọi người, và biết đâu trong số những người xung quanh sẽ đem những chuyện này kể cho anh ta hay cô ta nghe sau buổi tiệc… Lúc ấy, mối quan hệ của bạn với người đồng nghiệp này chắc chắn sẽ xấu đi rất nhiều.
- Không dẫn theo khách không được mời. Tiệc công ty thường dành cho toàn thể nhân viên. Bạnđừng dẫn theo người quen hay bạn bè mà không báo trước hoặc hỏi qua ý những người chịu trách nhiệm tổ chức.
- Không xét nét hành vi ứng xử của mọi người. Tất cả những người có mặt trong buổi tiệc đều là là những người đã đi làm và ít nhiều có kinh nghiệm trong việc giao tiếp. Họ có thể dễ dàng thích ứng và biết cách cư xử thích hợp trong buổi tiệc theo sự mong đợi của ban tổ chức. Bạn đừng tỏ ra xét nét hay hành vi của mọi người theo quan điểm riêng của mình mà làm ảnh hưởng đến không khí vui chung.
LƯỢNG GIÁ
1. Trình bày các nghi thức giao tiếp?
2. Hãy chọn một nghi thức mà bạn thích nhất? Vận dụng nghi thức đó trong công tác hành nghề của bạn?
Bài 3