Khái niệm tên thương mại, tên thương mại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 30 - 34)

2.1.1.1. Khái niệm tên thương mại

Thương mại là hoạt động ra đời sớm trong lịch sử xã hội, sự ra đời và phát triển của thương mại gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Thương mại, Comerxium (tiếng Latinh), Commerce (theo tiếng Anh) có nghĩa là buôn bán. Ở nước ta, theo cách hiểu phổ thông, thương mại là hoạt động trao đổi hay giao lưu hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở thuận mua vừa bán [62, tr.29].

Văn bản pháp luật quốc tế đầu tiên có liên quan quan đến việc ghi nhận và bảo hộ tên thương mại là Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Công ước Paris áp dụng cho sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, mẫu hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh. Điều 8

Công ước Paris 1883 ghi nhận:“Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước

thành viên của Liên minh mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu hàng hoá”[112].

Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật SHTT [80] thì: tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân sử dụng trong hoạt động kinh doanh, dùng để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực.

Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn gắn liền với tên thương mại của doanh nghiệp đó. Trong một lĩnh vực, một khu vực kinh doanh có rất nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau cùng hoạt động. Do đó, tên thương mại là một yếu

tố quan trọng để cá biệt hóa, phân biệt các chủ thể kinh doanh trong hoạt động thương mại giúp cho khách hàng, bạn hàng, đối tác có thể nhận diện được doanh

nghiệp đó. Một doanh nghiệp có thể sở hữu và sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của họ với hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhưng chỉ có thể sử dụng một tên thương mại. Hiện nay trên thế giới

có các quan điểm về tên thương mại như sau:

Quan điểm thứ nhất [146] cho rằng, tên thương mại, tên doanh nghiệp và nhãn hiệu là yếu tố cấu thành thương hiệu. Do vậy, chỉ tồn tại khái niệm nhãn hiệu thương mại và thương hiệu. Ví dụ: tại Anh thì tên công ty được điều chỉnh bởi luật công ty còn thương hiệu và nhãn hiệu thương mại được đăng ký bảo hộ theo quy định của pháp luật SHTT của Anh.

Quan điểm thứ hai [146] cho rằng, tên thương mại thường là một phần của nhãn hiệu nên một số quốc gia chỉ ghi nhận tên thương mại là nhãn hiệu thương mại vì người tiêu dùng chỉ quan tâm đến nhãn hiệu thương mại được ghi nhớ trong tâm trí chứ không quan tâm tên doanh nghiệp là gì. Ngay trong quy định của Hiệp định Trips cũng chủ yếu đề cập đến nhãn hiệu và coi nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt và làm nên thương hiệu.

Ngoài ra, một số quốc gia khác lại có những quy định đặc thù về tên thương mại như [146]: nước Úc quy định chủ sở hữu có quyền đăng ký nhiều nhãn hiệu dưới dạng tên thương mại riêng hoặc có thể đăng ký nhiều tên thương mại.

2.1.1.2. Khái niệm tên thương mại của doanh nghiệp

Tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam được ghi nhận muộn hơn nhiều so với thế giới, vào năm 1997 Luật Thương mại quy định cụ thể về tên thương mại của doanh nghiệp như sau “Thương nhân phải có tên thương mại, biển hiệu, tên thương mại có thể kèm theo biểu tượng; Tên thương mại và biển hiệu không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục Việt Nam; Tên thương mại, biển hiệu phải được viết bằng tiếng Việt Nam; tên thương mại, biển hiệu có thể được viết thêm bằng tiếng nước ngoài với kích thước nhỏ hơn; Tên thương mại phải được ghi trong các hoá đơn, chứng từ, giấy tờ giao dịch của thương nhân.” Điều 24 Luật Thương mại 1997 [77].

Cho đến nay, các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến doanh nghiệp cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về tên thương mại của doanh nghiệp, mà chỉ có Luật SHTT đưa ra khái niệm chung về tên thương mại dùng cho các chủ thể kinh doanh.

Từ thực tế nghiên cứu ở Việt Nam, cho thấy: đa số thành phần tên riêng của doanh nghiệp là tên thương mại, rất ít trường hợp tên thương mại không phải là thành phần tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty TNHH Lavie có tên thương mại là Lavie, Công ty cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo có tên thương mại là Vĩnh Hảo, Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô có tên thương mại là Kinh Đô… Tên thương mại của doanh nghiệp thường là một phần của tên doanh nghiệp - thường là thành phần tên riêng, khi doanh nghiệp hoạt động dưới một tên doanh nghiệp thì thành tố đầu cấu thành tên doanh nghiệp là để xác định loại hình doanh nghiệp và trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đó, còn thành tố thứ hai là tên riêng là để xưng danh khi hoạt động và nó được coi là tên thương mại kể từ thời điểm hoạt động.

Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tên thương mại, có thể đưa ra định nghĩa

về tên thương mại của doanh nghiệp như sau: Tên thương mại của doanh nghiệp

xuất, kinh doanh để nhận biết và phân biệt chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp này với chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “lĩnh vực và khu vực kinh doanh” của tên thương mại là tương đối trừu tượng, thiếu cụ thể nên gặp nhiều khó khăn trong việc xác định. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có chi nhánh khắp các tỉnh, hay một doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực phía bắc rộng lớn gồm nhiều tỉnh, thành phố (được giải thích là khu vực địa lý có bạn hàng, khách hàng), nên tên thương mại được xác lập dễ trùng với thành phần tên riêng của các doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, theo tác giả thì khái niệm tên thương mại

của doanh nghiệp không cần thiết phải thêm từ “khu vực kinh doanh” và mặc

nhiên giới hạn khu vực được hiểu trên một phạm vi rộng có thể là nơi doanh nghiệp có bạn hàng hoặc nơi có danh tiếng.

Trong những năm qua, để bảo đảm an toàn, doanh nghiệp thường lựa chọn giải pháp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa để được bảo hộ trong phạm

vi toàn quốc. Thông qua việc tra cứu nhãn hiệu trên website của Cục Sở hữu trí tuệ cho thấy một số lượng rất lớn doanh nghiệp phát triển tên doanh nghiệp, tên thương mại lên thành nhãn hiệu. Việc xét đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ không thể có đủ dữ liệu tên doanh nghiệp, hay tên thương mại đã được xác lập quyền trước trên toàn quốc. Do đó, thực tế có nhãn hiệu trùng với thành phần tên riêng của doanh nghiệp, tên thương mại ở các địa phương khác nhau và dẫn đến xảy ra những tranh chấp. Ví dụ: tranh chấp giữa Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) và Trường Đại học Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) về nhãn hiệu, tên thương mại Đông Á mà Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đã đăng ký từ năm 2005; hay tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Vincom với Công ty Cổ phần Tài chính và Bất động sản Vincon về nhãn hiệu, tên thương mại VinCon… Do vậy, tên thương mại được bảo hộ có thể trùng với thành phần tên riêng có khả năng phân biệt của tên doanh nghiệp chứ không phải trùng toàn bộ tên riêng gồm cả ngành nghề đăng ký kinh doanh hoặc với

phần chữ - thành phần chính có khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã được bảo hộ của doanh nghiệp.

Từ những phân tích nêu trên, tác giả thấy rằng các quan điểm, quy định của pháp luật về tên thương mại, tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay tương đồng với nhóm quan điểm thứ 2 của xu thế trên thế giới và phù hợp với quy định trong Hiệp định Trips.

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w