Thực trạng pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 71 - 81)

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

3.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp

VỀ TÊN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Căn cứ vào những vấn đề lý luận đã giải quyết ở chương 2, nhất là các vấn đề liên quan đến việc xác lập và bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp, trong chương này, tác giả tập trung làm rõ thực trạng thực thi pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp với các nội dung như sau:

3.1. Thực trạng pháp luật về tên thƣơng mại của doanh nghiệp

3.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp nghiệp

Quy định của pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp được ghi nhận và bổ sung qua từng giai đoạn phát triển của đất nước và ngày càng được hoàn thiện. Chúng ta có thể tìm hiểu thông qua các vấn đề được giải quyết ở các giai đoạn khác nhau như sau:

3.1.1.1. Thực trạng pháp luật về xác lập tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Luật DN 2005 và Nghị định số 88/2006/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29-8-2006 về đăng ký kinh doanh. Trên cơ sở kế thừa các quy định về đặt tên doanh nghiệp trong các văn bản trước đó, Nghị định số 88/2006/NĐ - CP còn bổ sung thêm quy định

giới hạn phạm vi địa lý khi đặt tên doanh nghiệp:“Không được đặt tên trùng

hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [29]. Nếu trước đây quy định rằng không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn trong cùng một khu vực mà mức độ rộng hẹp của khu vực chưa được xác định rõ, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký tên doanh nghiệp. Nay, Nghị định số 88/2006/NĐ - CP đã xác định rõ là trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký trong việc đăng ký tên doanh nghiệp, kiểm soát tốt hơn tình trạng đặt tên trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, việc chuyển từ trạng thái chưa được xác định rõ về phạm

vi địa lý sang trạng thái xác định rõ, cụ thể về phạm vi địa lý cũng gây không ít khó khăn trong thực tiễn, nhất là trong việc xử lý đoạn chuyển tiếp và việc xử lý các hệ lụy phát sinh. Hàng trăm doanh nghiệp đã đăng ký trước đó có dấu hiệu đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn chưa giải quyết được thì nay lại thêm rất nhiều doanh nghiệp có thể trùng tên vì chỉ cần khác nhau theo địa giới hành chính. Điều này gây cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nhiều trở ngại trong việc bảo vệ, sử dụng tên thương mại.

Để giải quyết những vướng mắc trên, ngày 15 tháng 04 năm 2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Theo nghị định này, doanh nghiệp chỉ được sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có đăng ký ngành, nghề đó hoặc

thực hiện đầu tư theo hình thức đó. Doanh nghiệp “Không được đặt tên trùng

hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, việc chống trùng, nhầm lẫn tên doanh nghiệp được thực hiện trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”[32].

Theo quy định này, các doanh nghiệp đã đăng ký tên doanh nghiệp phù hợp với quy định hiện hành nhưng không phù hợp với quy định về không trùng, không nhầm lẫn tên doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc thì không bắt buộc phải đăng ký đổi tên nhưng được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên doanh nghiệp.

Quy định mới đã giúp cho việc đặt tên, tra cứu tên doanh nghiệp trùng, gây nhầm lẫn đạt hiệu quả tốt hơn, bởi phạm vi kiểm tra chỉ trong phòng đăng

ký kinh doanh một tỉnh, nhưng lại không khó khăn trong trường hợp phạm vi thị trường hoạt động của doanh nghiệp trải rộng trên nhiều địa phương , hay cả nước.

Nhằm cụ thể hóa Nghị định số 43/2010/NĐ - CP. Thông tư số 10/2014/TT - BVHTTDL của Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch ngày 01 tháng 10 năm 2014 về hướng dẫn đặt tên doanh nghiệp phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo

đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc: “Sử dụng tên trùng tên danh nhân; Sử

dụng tên đất nước, địa danh trong các thời kỳ bị xâm lược và tên những nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm sự tiến bộ; Sử dụng tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hoặc những người có tội với đất nước, với dân tộc; Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật”“Những trường hợp đặt tên doanh nghiệp sau đây vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu mang ý nghĩa dung tục, khiêu dâm, bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự đe dọa, xúc phạm, phỉ báng, lăng mạ, bôi nhọ, khiếm nhã đối với tổ chức, cá nhân khác; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu thể hiện hoặc ám chỉ sự phân biệt, kỳ thị vùng miền, dân tộc, tôn giáo, chủng tộc, giới; Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ vi phạm văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, những quy định trong thông tư này gây ra nhiều tranh luận trong xã hội về những từ ngữ, khái niệm mang tính định tính, trừu tượng, rất khó xác định trên thực tế. Thêm vào đó, do Thông tư ra đời muộn nên doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền rất lúng túng trong việc giải quyết những tên doanh nghiệp đã đăng ký nhưng không phù hợp với quy định của thông tư. Việc đặt tên cho doanh nghiệp tưởng đơn giản nhưng do quy định pháp luật thiếu nhất quán mà trở nên khó khăn, phức tạp.

Sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định cụ thể các trường hợp cấm đặt tên doanh nghiệp như sau: Điều 39 - những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp; Điều 42 - giải thích cụ thể về tên trùng và tên gây nhầm lẫn…

Để giải quyết những hạn chế còn gặp phải khi đặt tên doanh nghiệp, Luật DN 2014 đã quy định cụ thể như sau: Tên doanh nghiệp là Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

Một là, Loại hình doanh nghiệp thì tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;

Hai là, Tên riêng thì tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Theo quy định này thì việc đặt tên doanh nghiệp phải có đầy đủ 2 thành tố, điều này sẽ hạn chế việc trùng hoặc gây nhầm lẫn giữa các doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn tên của mình.

Bên cạnh đó, theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư. Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm : Mã số dự án đầu tư; Tên, địa chỉ của nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư; Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng; Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư; Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Thời hạn hoạt động của dự án…

Còn cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Các cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

(i) Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

(ii) Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

(iii) Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây: a) Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Theo các quy định trên thì giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc cấp phép lại do các cơ quan chuyên môn khác nhau thực hiện (không phải chỉ ở cơ quan đăng ký kinh doanh) nên việc trùng tên doanh nghiệp càng dễ xảy ra.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 78 BLDS 2015 về tên gọi của pháp nhân:

“Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động”. Theo quy định này, mỗi pháp nhân phải có tên gọi riêng được hình thành từ khi thành lập, pháp nhân phải sử dụng tên gọi riêng của mình để xác lập, thực hiện các giao dịch với cơ quan nhà nước và các chủ thể khác, tên của pháp nhân thể hiện uy tín và lợi thế của pháp nhân trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ kể từ khi thành lập hợp pháp và phải được sử dụng trong quá trình hoạt động.

3.1.1.2. Thực trạng pháp luật về xác lập tên thương mại của doanh nghiệp

Tên gọi của các chủ thể kinh doanh chỉ được coi là tên thương mại và các chủ thể này được hưởng các quyền chủ thể đối với tên thương mại của mình khi đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện bảo hộ cụ thể. Tên thương mại muốn được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại điều 76, 77, 78 Luật SHTT 2005.

Tính phân biệt của tên thương mại: Không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được pháp luật bảo hộ, để được bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ, nhìn chung, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Sự phân biệt này cần thiết được đặt ra trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh với các yếu tố phân biệt chủ yếu như: Phân biệt về hàng hoá, dịch vụ, hoạt động, cơ sở kinh doanh. Thông qua những yếu tố này để cá thể hoá chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác. Điều này cũng có thể được hiểu là nếu tên thương mại của hai chủ thể kinh doanh trùng nhau hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn nhưng hai chủ thể kinh doanh trong hai lĩnh vực khác nhau, thuộc hai lãnh thổ khác nhau thì vẫn được chấp nhận bảo hộ. Cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh là hai điều kiện song song đi đôi với nhau, nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì tên thương mại sẽ không được bảo hộ. Chẳng hạn như hai tên thương mại trùng nhau nhưng hai chủ thể kinh doanh lại không hoạt động trên một khu vực địa lý, tuy rằng họ kinh doanh trong cùng một lĩnh vực hoặc hai chủ thể kinh doanh ở trên cùng một khu vực địa lý nhưng lại không kinh doanh trên cùng một lĩnh vực cũng không được pháp luật chấp nhận bảo hộ. Điều kiện bảo hộ này của tên thương mại cũng đơn giản hơn so với nhãn hiệu (theo quy định của pháp luật, một nhãn hiệu muốn được bảo hộ còn phải đáp ứng cả điều kiện: Phải không trùng và không tương tự tới mức gây nhầm lẫn với các hàng hoá, dịch vụ không trùng và tương tự nếu các nhãn hiệu đó được công nhận là nổi tiếng hay được thừa nhận rộng rãi, được nhiều người biết đến).

Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi: Nếu tên thương mại chỉ có phần mô tả thì không được bảo hộ, bởi lẽ phần mô tả không có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mô tả giống nhau), vì vậy tên

thương mại bắt buộc phải chứa thành phần tên riêng để tạo ra sự phân biệt giữa các chủ thể kinh doanh.

- Tên thương mại không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng từ trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.

Tên gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác là: Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-”; chữ “và”; tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi một hoặc một số số tự nhiên, số thứ tự hoặc một số chữ cái tiếng Việt (A, B, C…) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký; tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Tên thương mại và nhãn hiệu đều có chức năng chỉ dẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ đó của cơ sở sản xuất kinh doanh nào, đều đưa ra

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w