Thực tiễn bảo vệ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 100 - 104)

4 Xem thêm điều 3, điều 11 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

3.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp

lập từ thời điểm sử dụng trong hoạt động kinh doanh để xưng danh và phân biệt với các chủ thể khác.

Việc lựa chọn tên thương mại được thực hiện theo nguyên tắc tự do lựa chọn, do đó chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền lựa chọn tên thương mại phù hợp với nhu cầu, mục đích và mong muốn của mình. Khi lựa chọn tên thương mại, chủ sở hữu cần tôn trọng quyền của chủ sở hữu những tên thương mại, nhãn hiệu, tên doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng trước, điều này đã được ghi nhận trong các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để không rơi vào tình trạng lựa chọn tên thương mại trùng với tên đã sử dụng trước đó thì hiện nay ở Việt Nam đang gặp khó khăn do chưa có hệ thống thông tin hỗ trợ cho việc tra cứu.

Chính từ thực trạng xác lập tên thương mại của doanh nghiệp nêu trên, hiện nay để hạn chế tình trạng trùng tên thương mại của doanh nghiệp, nhiều chủ sở hữu tên thương mại đã lựa chọn hình thức bảo vệ bằng cách đăng ký bảo hộ tên thương mại dưới hình thức nhãn hiệu để đảm bảo quyền sở hữu không bị xâm phạm. Ví dụ: Công ty cổ phần Đầu tư An Phong đăng ký nhãn hiệu là “Maximart và logo”, tên thương mại là “Maximart”; Công ty cổ phần thực phẩm Kinh Đô đăng ký nhãn hiệu là “Kinh Đô và logo”, tên thương mại là “Kinh Đô”; Công ty TNHH LaVie đăng ký nhãn hiệu là “LaVie và logo”, tên thương mại là “LaVie”…

3.2.2. Thực tiễn bảo vệ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp nghiệp

Trong xu thế hội nhập, các doanh nghiệp đã quan tâm đến việc đầu tư để phát triển bền vững, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế vẫn có những chủ thể cố tình lợi dụng uy tín, sự thành công của doanh nghiệp khác để làm giả, làm nhái sản phẩm để thu lợi bất chính, một trong những hành vi vi phạm phổ biến nhất là sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại của doanh nghiệp đã thành công trên thị trường để gắn cho hàng hóa, sản phẩm mình sản xuất nhằm

mục đích thu lợi và làm giảm uy tín của doanh nghiệp có nhãn hiệu và tên thương mại đã được bảo hộ. Những hành vi xâm phạm đến tên thương mại là những hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần phát hiện kịp thời và phải được xử lý nghiêm minh.

Hiện nay, công tác thống kê về tình hình xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp chưa chính thức được các cơ quan nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, từ thực tế các vụ xâm phạm quyền sở hữu đối với tên thương mại, có thể thấy việc xâm phạm quyền đối với tên thương mại diễn ra khá phổ biến dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong năm 2013, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 11.284 vụ trị giá 121.64 tỷ đồng các vụ vi phạm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ [8].

Pháp luật mỗi quốc gia đều có những quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và tên thương mại nói riêng và có những biện pháp xử lý tương ứng. Ở Việt Nam, có các hành vi phổ biến về vi phạm tên thương mại xâm phạm quyền sở hữu như sau:

(i) Hành vi sử dụng trái phép tên thương mại của người khác:

Việc sử dụng trái phép tên thương mại của người khác nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Hành vi sử dụng tên thương mại của người khác để xưng danh là hành vi vi phạm cố ý nhằm lợi dụng uy tín của doanh nghiệp để kinh doanh thu lợi bất hợp pháp, hành vi này làm ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp bị xâm phạm trên thị trường, làm giảm sút lợi ích về kinh tế.

Ví dụ: Trong trường hợp tranh chấp “thương hiệu Phở Hùng tại thành phố Hồ Chí Minh” [137] có nội dung như sau: Bà Trần Thị Tuyết Lan và ông Tiền Kim Thành (Tien Tony - quốc tịch Mỹ) biết nhau từ năm 2002. Ông Tien Tony có một số cửa hàng mang tên Phở Hùng tại Mỹ. Năm 2006, tại thành phố Hồ Chí Minh, bà Lan đại diện cho cả gia đình đứng tên lập hộ kinh doanh và nộp đơn

đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” (nhóm 43), kèm theo logo hình vòng tròn, bên trong có cô gái đội nón lá, hướng mặt vào tô phở bốc khói. Nhãn hiệu này tương tự như nhãn hiệu Phở Hùng tại Mỹ. Đến năm 2007, bà Lan và ông Tien Tony cùng lập nên công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phở Hùng (gọi tắt là công ty Phở Hùng). Trong đó ông Tien Tony góp 300 triệu đồng, bà Lan góp 200 triệu đồng. Nhãn hiệu nói trên được chuyển cho công ty sở hữu.

Năm 2010, phát hiện ở đường Hai Bà Trưng có quán Phở Hùng tương tự nhãn hiệu của mình, bà Lan tìm hiểu và biết ông Tien Tony ký hợp đồng cho người khác dùng nhãn hiệu Phở Hùng mà không thông qua công ty. Tranh chấp xảy ra, ông Tien Tony kiện ra tòa. Sau nhiều lần thương lượng, đến tháng 8/2013 hai bên hòa giải thành. Ông Tien Tony nhượng lại phần vốn cho bà Lan, bà Lan trả ông một tỷ đồng, ông Tien Tony chỉ “được quyền sử dụng nhãn hiệu Phở Hùng của công ty cho một tiệm phở do ông làm chủ”.

Ngay sau đó, bà Lan làm thủ tục đổi từ hai thành viên sở hữu còn một mình bà là chủ sở hữu Công ty. Hiện công ty này có hai quán Phở Hùng, một ở đường Nguyễn Trãi (quận 1) và một ở đường Nguyễn Tri Phương (quận 10).

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quán mang tên Phở Hùng mọc lên, với cách trình bày na ná nhau. Ví dụ như nhãn hiệu Phở Hùng của công ty bà Lan như quán Phở Hùng ở đường Nguyễn Thị Nghĩa (quận 1), Hai Bà Trưng (quận 3), Nguyễn Thị Thập (quận 7), khu phố Mỹ Phúc (quận 7), Nguyễn Đức Cảnh (quận 7). Vì vậy Công ty của bà Lan đã có văn bản gửi cho các quán nói trên yêu cầu chấm dứt sử dụng nhãn hiệu, tuy nhiên các quán trên vẫn không đổi tên.

Qua việc tranh chấp trên cho thấy

Thứ nhất, trong tranh chấp này chúng ta thấy đây là tranh chấp về nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu “Phở Hùng” đồng thời là một phần tên thương mại và là thương hiệu của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, nếu doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề chính thì đa số đăng ký tên thương mại dưới hình thức nhãn hiệu hoặc doanh nghiệp xác định xây dựng một nhãn hiệu

chính có nguồn gốc từ tên thương mại. Trong tranh chấp này nếu doanh nghiệp không đăng ký nhãn hiệu độc quyền mà chỉ sử dụng tên thương mại để kinh doanh thì khi xảy ra tranh chấp sẽ không chứng minh được mình là người sử dụng trước vì người sử dụng trước tên “Phở Hùng” là người khác.

Thứ hai, Đối với những nước không phải là thành viên của Thoả ước Madrid (như Mỹ), việc đăng ký nộp đơn phải được nộp trực tiếp tại nước xin đăng ký (nhãn hiệu ở Mỹ được bảo hộ tuân theo nguyên tắc: ai sử dụng nhãn hiệu trước được ưu tiên (first to use), khác với tất cả các nước khác (theo nguyên tắc: ai nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước được ưu tiên –first to file) [54, tr.92].

Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và được cấp chứng nhận là yếu tố quyết định. Dù ai sử dụng trước nhưng không đăng ký thì cũng mất quyền. Việc đăng ký độc quyền ở quốc gia này không có giá trị bảo hộ tự động ở các nước khác, cho nên nhãn hiệu ở Mỹ muốn được bảo hộ tại Việt Nam thì phải đăng ký tại Việt Nam.

Thứ ba, nhóm 43 được gọi chung là nhóm “dịch vụ cung cấp thực phẩm và đồ uống”. Tùy vào đăng ký của chủ nhãn hiệu mà sẽ được bảo hộ trong phạm vi đó. Công ty trên đăng ký nhãn hiệu Phở Hùng cho “dịch vụ ăn uống phở” thì quán phở khác viết chữ Phở Hùng theo kiểu đứng, kiểu nằm, kiểu cách điệu hay kiểu gì đi nữa, miễn phát âm ra được là “Phở Hùng” thì bị xem là vi phạm.

Từ tranh chấp trên cho chúng ta một kinh nghiệm là khi mua quyền sử dụng nhãn hiệu là phải tra cứu xem chủ nhãn hiệu là ai, công ty nào. Hợp đồng phải do người đại diện pháp luật của công ty ký, vì trong trường hợp này thành viên góp vốn đã tự ý ký hợp đồng cho chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của công ty.

(ii) Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Ví dụ: Ngày 20/5/2011, Cơ sở Long Thành có đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền gửi lên Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xử lý việc Tiệm giày da Long Thanh (Long Phúc) có hành vi sử dụng dấu hiệu “LONG THANH” trên bảng hiệu, sản phẩm giày, dép và các phương tiện kinh doanh… có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “LONG THANH” đang được bảo hộ tại Việt Nam cho Cơ sở Long Thành (theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa số 10874 cho sản phẩm giày dép, thuộc nhóm 25 theo phân loại quốc tế về hàng hóa/dịch vụ)5. Tranh chấp này cho thấy, chủ thể thành lập sau đã cố ý sử dụng tên thương mại đồng thời là nhãn hiệu của chủ thể đã được bảo hộ trước để sản xuất sản phẩm nhằm gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của cơ sở đã được bảo hộ.

Hành vi chỉ bị coi là xâm phạm đến tên thương mại khi nó thỏa mãn các căn cứ sau:

- Tên thương mại được bảo hộ được xác định trên cơ sở các tài liệu thể hiện, thuyết minh, mô tả về tên thương mại và quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại đó.

- Người thực hiện hành vi bị coi là xâm phạm không phải là chủ sở hữu quyền đối với tên thương mại và không thuộc các trường hợp được phép sử dụng quyền hoặc loại trừ vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Hành vi bị coi là xâm phạm xảy ra ở Việt Nam và tên thương mại đã được bảo hộ.

(iii) Hành vi sử dụng tên thương mại của chủ thể khác, điển hình là các vụ tranh chấp sau đây:

- Vụ tranh chấp thứ nhất:

Tranh chấp giữa nguyên đơn là công ty Foremost Việt Nam (sau đây viết tắt là công ty Foremost) và bị đơn là công ty TNHH công nghiệp Trường Sinh (sau đây viết tắt là công ty Trường Sinh) [57, tr.95]. Công ty Foremost là công ty chuyên sản xuất các loại sữa, trong đó có sản phẩm sữa đặc có đường mang nhãn

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w