Thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 116 - 122)

5 Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanhtra bộ, quyết định số 41/QĐ-TTra, ngày 07 tháng 07 năm 2011.

3.2.3. Thực tiễn phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp

tuệ trong bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp

3.2.3.1. Cơ sở pháp lý của việc phối hợp

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, các cơ quan thực thi quyền SHTT ra đời để theo dõi thi hành pháp luật và bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng. Do vậy thực thi quyền SHTT là yêu cầu ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp và đã đạt được kết quả khả quan, được quốc tế ghi nhận. Số lượng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý... được bảo hộ ngày càng tăng. Các cơ quan chức năng đã xử lý ngày càng nghiêm các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp vẫn diễn biến phức tạp, kéo dài và còn khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại cho chủ sở hữu và người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như uy tín quốc gia.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do vẫn còn nhiều bộ, ngành, địa phương chưa thực sự coi trọng công tác quản lý và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, chưa tích cực chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, công tác quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này cũng chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời.

Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT tương đối cồng kềnh. Chức năng thực thi quyền SHTT thuộc về các cơ quan hành chính và cơ quan tư pháp, thuộc nhiều bộ, ngành khác nhau và ở nhiều cấp khác nhau. Các cơ quan hành chính có thẩm quyền thực thi quyền SHTT gồm: thanh tra KH&CN (cấp Sở và Bộ); thanh tra thông tin và truyền thông (cấp Sở và Bộ); thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch (cấp Sở và Bộ); quản lý thị trường (cấp Đội, Chi cục và Cục); hải quan (cấp Đội, Chi cục, Cục và Tổng cục); công an (cấp huyện, tỉnh và Cục); UBND (cấp huyện và tỉnh). Thực thi quyền SHTT đòi hỏi vận hành hệ thống này với sự phối hợp giữa các cơ quan theo cả chiều ngang và chiều dọc. Hiện nay, xâm phạm quyền SHTT ngày càng trở nên tinh vi hơn, thực hiện với nhiều loại đối tượng SHTT, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và ở nhiều địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT cần phải được tăng cường [102].

Để đẩy mạnh việc thực hiện các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan, Nhà nước đã ban hành các quy định liên quan về vấn đề phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT cụ thể:

Trên cơ sở Điều 11 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), vấn đề phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT được quy định tại Điều 60 Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT và quản lý nhà nước về SHTT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phối hợp giữa các cơ quan trọng quản lý nhà nước và bảo vệ, thực thi quyền SHTT

hoạt động thực thi quyền sở hữu công nghiệp được chi tiết hóa tại Chỉ thị 28/2008/CT-TTg và Chỉ thị số 845/CT-TTg/2011của Thủ tướng Chính phủ, ngày 02 tháng 06 năm 2011 về việc tăng cường công tác thực thi quyền sở hữu công

nghiệp “Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng

thực thi và các doanh nghiệp; phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng để phối hợp đấu tranh, tạo dư luận lên án mạnh mẽ hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng”.

Trong đó, Bộ Khoa học và Công nghệ có nhiệm vụ chủ trì với các cơ quan liên quan để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp; thiết lập mạng thông tin quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; nghiên cứu khả năng ký kết các văn kiện hợp tác về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp với các nước trong khu vực và quốc tế;

Hỗ trợ việc liên kết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về sở hữu công nghiệp và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về sở hữu công nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng các biện pháp tiên tiến khác.

Các cơ quản quản lý hành chính Nhà nước khác có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo chuyên môn nghiệp vụ và phạm vi công việc được giao. Đồng thời có sự phối kết hợp với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự phối hợp giữa các cơ quan trong quản lý nhà nước và bảo vệ, thực thi quyền SHTT.

3.2.3.2. Phương thức phối hợp và kết quả đạt được

Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT đã tồn tại nhiều năm qua ở nước ta và đã đạt được những kết quả như sau:

Thiết lập và vận hành được các chương trình liên bộ, ngành về thực thi quyền SHTT.

Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả thực thi quyền SHTT, đẩy mạnh phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT, năm 2012, 6 Bộ đã ký kết Chương trình 168 giai đoạn I cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã ký kết Chương trình 168 giai đoạn 2012-2015 (Chương trình 168 giai đoạn II). Chương trình đã đưa ra những cam kết rõ ràng và cụ thể hơn và thiết lập được Ban thường trực Chương trình 168, Chương trình được hoạt động trên cơ sở đóng góp của các thành viên và từ các dự án trong nước và quốc tế do Ban thường trực Chương trình tìm kiếm, khai thác.

Trong thực tế, một số hoạt động phối hợp giữa các thành viên Chương trình 168 đã được tiến hành. Đặc biệt phải kể đến hoạt động trao đổi thông tin giữa các thành viên về tình hình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, tuyên truyền, giáo dục; đào tạo và tăng cường năng lực cán bộ thực thi, tăng cường hợp tác quốc tế về SHTT.

Mặc dù vậy, hiệu quả hoạt động của Chương trình 168 giai đoạn II còn ở mức độ khiêm tốn. Trước hết, các thành viên chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động tổng thể và chi tiết cho toàn bộ giai đoạn 2012-2015 cũng như cho từng năm. Trong những năm qua, các hoạt động mang tính phối hợp chung của các thành viên Chương trình còn thiếu. Bên cạnh hoạt động trao đổi thông tin theo định kỳ, hội thảo, hội nghị, các hoạt động phối hợp đã được cam kết (như thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm; đào tạo và nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi…) hầu như chưa được thực hiện. Mỗi thành viên thực hiện hoạt động phòng, chống xâm phạm quyền SHTT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Một số thành viên tiến hành hoạt động phối hợp thường xuyên (với hình thức các đoàn công tác liên ngành) nhưng không phải là hoạt động phối

hợp trong khuôn khổ Chương trình. Hơn nữa, mô hình phối hợp theo Chương trình 168 cũng chưa được thiết lập và triển khai ở nhiều địa phương [102].

Phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT trong các hoạt động cụ thể về thực thi quyền SHTT.

Trong thực tế, giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT vẫn có sự phối hợp, tuy nhiên sự phối hợp này còn ở mức độ đơn lẻ, theo vụ việc và không mang tính hệ thống, thường xuyên với những cách thức, biện pháp và mục tiêu đã được xác định trước cho toàn bộ hệ thống

Từ kết quả của công tác phối hợp thực thi thời gian qua và nhằm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT trong thời gian tới cần thực hiện các nội dung sau [102]:

(i) Sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT phải là mô hình mang tính quốc gia, ra đời và hoạt động trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

(ii) Cần sớm thiết lập đầu mối quốc gia về bảo vệ, thực thi quyền SHTT, thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về SHTT như quy định tại Điều 60 Nghị định 105/2006/NĐ-CP. Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về SHTT là một Phó Thủ tướng Chính phủ. Các Phó Trưởng ban chỉ đạo và ủy viên Ban chỉ đạo nên là những lãnh đạo của các bộ, ngành quản lý các cơ quan thực thi quyền SHTT (các Bộ: Văn hoá - Thể thao và Du lịch, KH&CN, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Công thương, Công an, Thông tin và Truyền thông, Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao). Ban chỉ đạo là cơ quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện công tác SHTT nói chung và công tác thực thi quyền SHTT nói riêng.

(iii) Văn phòng thường trực về thực thi quyền SHTT cũng cần được thiết lập. Đây là bộ phận giúp việc thường xuyên cho Ban chỉ đạo về những vấn đề liên quan đến thực thi quyền SHTT, đóng vai trò đầu mối của toàn bộ hệ thống các cơ quan thực thi quyền SHTT và cũng là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan

thực thi quyền SHTT với Cục. Bên cạnh đó, mỗi cơ quan thực thi quyền SHTT cũng cần bố trí một khoản kinh phí hàng năm phục vụ cho hoạt động phối hợp hành động phòng, chống xâm phạm quyền SHTT.

Khó khăn đặt ra

(1) Về phía cơ quan thực thi:

Cán bộ chuyên trách về SHTT và lực lượng thực thi còn chưa am hiểu quy định của pháp luật, thiếu về số lượng đặc biệt là ở các địa bàn xa trung tâm.

Trong nhiều trường hợp khi có tranh chấp về tên thương mại xảy ra nhưng không tìm được chủ thể quyền do không có địa chỉ rõ ràng hoặc đã thay đổi địa chỉ nhưng không thông báo với cơ quan quản lý. Chính điều này đã gây ra khó khăn trong việc xác định, tìm kiếm thông tin của cơ quan quản lý và hậu quả là tạo ra sự chậm trễ trong việc xác minh, giám định.

Để bảo vệ được quyền SHTT kịp thời và nhanh chóng thì đòi hỏi phải có kinh phí hoạt động đáp ứng được với chức năng, nhiệm vụ và trong những trường hợp đặc biệt thì cần có nguồn kinh phí để tổ chức tiêu hủy hàng hóa vi phạm một cách kịp thời, Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan thực thi thường xuyên gặp khó khăn về kinh phí trong quá trình tiêu hủy hàng hóa vi phạm.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ bảo vệ quyền sở hữu cho các chủ thể, cán bộ thực thi sẽ phải chịu những áp lực về công việc: có thể về thời gian, sức khỏe, về sự nguy hiểm đến tính mạng… ngoài ra còn có trách nhiệm pháp lý trong quá trình xử lý.

(2) Về phía các chủ sở hữu tên thương mại của doanh nghiệp:

Đa số các doanh nghiệp đều chưa chú trọng đến việc xây dựng nhân sự và cán bộ pháp lý trực tiếp trong lĩnh vực SHTT để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Việc thờ ơ trước thông tin trực tiếp của doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng là một trong những khó khăn để bảo vệ tài sản SHTT, nhiều doanh nghiệp không trả lời đơn yêu cầu từ cơ quan quản lý, cơ quan thực thi nên khi bị xâm

phạm nhiều doanh nghiệp không biết bắt đầu bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào, dẫn đến chậm trễ và thiệt hại.

Ngoài ra, các doanh nghiệp thường rất hạn chế trong việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động thực thi, phối hợp, tâp huấn các chương trình chuyên môn nghiệp vụ nâng cao nhận thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền SHTT nói chung và đối với tên thương mại nói riêng.

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hành vi xâm phạm tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng được thể hiện qua các số liệu của cơ quan thực thi đã được nghiên cứu ở trên là những con số chứng minh cho thấy tình trạng xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam, do vậy cần có cơ chế bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể quyền SHTT.

Bảo vệ quyền SHTT đòi hỏi sự vận hành hệ thống này với sự phối hợp giữa các cơ quan theo cả chiều ngang và chiều dọc. Hiện nay, xâm phạm quyền SHTT ngày càng trở nên tinh vi hơn, thực hiện với nhiều loại đối tượng SHTT, nhiều loại hàng hóa, dịch vụ và ở nhiều địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan thực thi quyền SHTT cần phải được tăng cường.

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w