Thực tiễn xác lập tên thương mại của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 96 - 100)

4 Xem thêm điều 3, điều 11 Nghị định 97/2010/NĐ-CP.

3.2.1. Thực tiễn xác lập tên thương mại của doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê tại Hội thảo “Doanh nghiệp đồng hành cùng quản lý thị trường trong công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” do Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu hợp tác với Bộ công Thương tổ chức vào tháng 4/2014, thì Việt Nam hiện nay có khoảng 3.500.000 hộ kinh doanh, trong đó có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong 9 tháng đầu năm 2014, cả nước có 53.192 doanh nghiệp được đăng ký thành lập mới [40]. Số liệu trên cho thấy, hiện nay ở Việt Nam có một số lượng rất lớn tên thương mại đang được sử dụng. Tuy nhiên, chúng ta khó có thể tra cứu được tên thương mại bởi vì một mặt việc áp dụng công nghệ thông tin để hình thành cơ sở dữ liệu về tên thương mại còn ở mức độ thấp, mặt khác tên thương mại ở Việt Nam được hình thành theo nguyên tắc “tự do lựa chọn”, các cá nhân, tổ chức hoàn toàn tự do trong việc lựa chọn chỉ dẫn thương mại là tên thương mại mà dưới nó họ sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại lại được xác lập tự động khi có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật mà không cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có

thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự kiện sử dụng tên doanh nghiệp, không phụ thuộc vào việc tên thương mại đó có được đăng ký hay không. Đồng thời pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của chủ nhân tên thương mại đó [22].

Hiện nay, vì không tra cứu được tên thương mại đã sử dụng trước trong hệ thống dữ liệu của các cơ quan quản lý, nên thực tế từ việc đặt tên đã có sự trùng lặp, gây nhẫm lẫn, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thời gian qua, các tranh chấp liên quan đến việc đặt tên doanh nghiệp, tên thương mại và nhãn hiệu đã được các cơ quan Nhà nước giải quyết kịp thời, tiêu biểu như các trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: Tháng 10 năm 2015 Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tiến hành xem xét việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “Tân Thành Hưng” trong tên gọi Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận chuyển nhà Tân Thành Hưng [86] có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu “Thành Hưng” đang được bảo hộ tại Việt Nam cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Hưng theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (sau đây gọi là GCNĐKNH) số 216784 và GCNĐKNH số 222141 “Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận chuyển nhà Tân Thành Hưng, mã số doanh nghiệp 0313179605, địa chỉ 164/3/13 Bùi Quang Là, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP HCM, sử dụng các tên thương mại “Thành Hưng” dùng cấu thành tên doanh nghiệp, sử dụng nhãn hiệu “Thành Hưng” để hoạt động kinh doanh trong nhóm 39 nhằm mục đích gây nhầm lẫn đối với Công ty CP Tập đoàn Thành Hưng là vi phạm về quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ với thương hiệu “Thành Hưng” được đăng ký và bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam, theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 45094 do Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cấp ngày 10/02/2003, số 216784 cấp ngày 18/12/2013 và số 222141 cấp ngày 01/04/2014”.

Kết luận giám định sở hữu công nghiệp số NH231-15YC/KLGĐ của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, theo đó kết luận dấu hiệu “TÂN THÀNH HƯNG” sử

dụng trên website “chuyennhatanthanhhungvn.com” là tương tự đến mức gây nhầm lẫn đối với nhãn hiệu “Thành Hưng” được bảo hộ theo GCNĐKNH số 222141 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Hưng.

Như vậy trong thời hạn hiệu lực của GCN ĐKNH số 216784, số 222141 nếu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận chuyển nhà Tân Thành Hưng sử dụng tên gọi có dấu hiệu “Tân Thành Hưng” gắn trên phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác để kinh doanh dịch vụ bốc xếp hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, vận tải hành khách đường bộ khác, vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, cho thuê xe ôtô, cho thuê xe có động cơ trên lãnh thổ Việt Nam và có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc dịch vụ thì hành vi sử dụng tên gọi nói trên là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu [86] theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 17 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp thứ 2: Theo kết luận số 536/TTr P3 ngày 14/10/2014 của Thanh tra Bộ Khoa học và Công Nghệ về hành vi sử dụng tên doanh nghiệp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu giữa AEON KABUSHIKI KAISHA (Nhật Bản) và Công ty TNHH AEON [10]. Theo tài liệu thì AEON KABUSHIKI KAISHA (Nhật Bản) chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 2009 và năm 2011 thành lập Công ty TNHH AEON Việt Nam, sử dụng tên thương mại là AEON Co.,Ltd, giấy chứng nhận đầu tư do Ủy Ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Còn Công ty TNHH AEON, sử dụng tên thương mại là AEON Co.,Ltd thành lập năm 2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp.

Công ty TNHH AEON Việt Nam cho rằng việc sử dụng tên doanh nghiệp của Công ty TNHH AEON trong đó dấu hiệu AEON là thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp do đó đã gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh và nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Do đó, kết luận của Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã yêu cầu Công ty TNHH AEON phải thay đổi tên gọi cho phù hợp (loại bỏ dấu hiệu AEON ra khỏi tên công ty).

Trường hợp thứ 3: Ngày 17 tháng 5 năm 2012, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quyết định thanh tra số 23/QĐ –TTr về việc thanh tra Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV (quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập năm 2011), theo đơn yêu cầu xử lý số 345/THVN và 791/THVN của Đài Truyền hình Việt Nam đối với hành vi sử dụng dấu hiệu VTV được bảo hộ cho Đài Truyền hình Việt Nam từ năm 2004 [11], Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV đã sử dụng dấu hiệu VTV trong thành phần phân biệt của tên doanh nghiệp, trên danh thiếp, tên website, phương tiện quảng cáo cho dịch vụ truyền thông, sản xuất phim và quảng cáo có dấu hiệu xâm phạm quyền đồi với nhãn hiệu VTV đang được bảo hộ cho Đài Truyền hình Việt Nam.

Kết quả xử lý là yêu cầu Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ truyền thông VTV đổi tên doanh nghiệp, đổi tên website có dấu hiệu VTV và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Hay trong vụ tranh chấp giữa Công ty Samsung Electronics Co., Ltd, trụ sở tại Hàn Quốc, Công ty Samsung Electronics Co., Ltd 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam để sản xuất điện thoại di động tại Việt Nam, tên Samsung được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới và như một nhãn hiệu thương mại cho sản phẩm điện thoại, tại Việt Nam nhãn hiệu Samsung được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu năm 1993, tại Việt Nam tên miền samsungmobile.com.vn đã được cấp cho ông Dương Hồng Minh năm 2005; và samsungmobile.vn đã được cấp cho Công ty VitechNet năm 2007. Thực tế hai chủ thể trên không có nhu cầu sử dụng nên đã giao bán tên miền, do đó có mục đích trục lợi, và giống đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại, nhãn hiệu của Samsung đã được bảo hộ. Từ chứng cứ do các bên cung cấp, Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 02/06/2010 (bản án số 69/KDTM - ST) và quyết định chấp nhận yêu cầu của của công ty Samsung Electronics Co., Ltd, thu hồi tên miền samsungmobile.com.vn và ưu tiên cho công ty ty Samsung Electronics Co., Ltd đăng ký sử dụng tên miền này [93].

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w