Bài học cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 67 - 71)

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2.3.2. Bài học cho Việt Nam

Thời gian qua, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền SHTT bằng việc ban hành các văn bản pháp luật chuyên ngành, đây là một dấu hiệu thể hiện rõ sự tác động của quá trình hội nhập

quốc tế nói chung và sự chuẩn bị nghiêm túc cho việc sẵn sàng thực thi các cam kết nghĩa vụ thành viên của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế và thiết chế WTO về SHTT [71, tr.46 -48].

Các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia được coi là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền SHTT. Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam cần phải đảm bảo sự hài hòa, tương thích giữa quy định của pháp luật trong nước với các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết. Cho đến nay, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để tham gia các điều ước quốc tế quan trọng về SHTT, tuy nhiên, cũng cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét để ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế mới trong lĩnh vực này.

Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cũng như các quốc gia trong khu vực, Việt Nam đã xây dựng các văn bản pháp luật về tên thương mại để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và áp dụng nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể theo nguyên tắc chung phù

hợp với thông lệ quốc tế “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó’’ khoản 3 điều 5 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009.

Hay đánh giá của một số đối tác quan trọng trong kinh tế (đầu tư, thương mại) trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam là EU, Thụy Sĩ,

Nhật Bản, Mỹ và Ô-xtrây-li-a đều có chung nhận định rằng “Việt Nam đã có

nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ nhưng vấn đề thực thi là một điểm yếu cần phải khắc phục” [46]; hoặc tại điều 8 Luật

SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định “Huy động các nguồn lực của xã

hội đầu tư nâng cao năng lực hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.”

Từ kinh nghiệm tiếp thu được bên ngoài, Việt Nam đã áp dụng có chọn lọc để xây dựng pháp luật trong nước và đặc biệt là Luật SHTT, một văn bản pháp luật được đánh giá có sự phù hợp tương đối cao với các quy định quốc tế.

Những kinh nghiệm được vận dụng cụ thể trong việc xây dựng tên thương mại của doanh nghiệp như:

- Nguyên tắc xác định tên thương mại: Việc xác định tên thương mại trên thế giới được thực hiện theo hai cách là sử dụng và đăng ký tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia nhưng không trái với quy định của công ước quốc tế. Ở Việt Nam, sau khi nghiên cứu các cách thức xác lập tên thương mại, chúng ta lựa chọn: tên thương mại được xác định trên nguyên tắc sử dụng.

- Cơ chế xác lập và bảo hộ tên thương mại: Việt Nam là thành viên của Công ước Paris 1883 nên việc xác lập và bảo hộ đối với tên thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật trong nước nhưng có xem xét quy định của công ước để áp dụng cho phù hợp như: tên thương mại của nước ngoài được bảo hộ như những tên thương mại của công dân nước sở tại; và khi pháp luật quốc gia quy định chế độ bảo hộ khác nhau cho tên thương mại có đăng ký và tên thương mại không đăng ký thì tên thương mại của người nước ngoài cũng được bảo hộ như tên thương mại không đăng ký của công dân nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

- Thời hạn bảo hộ: đa số các quốc gia đều không quy định thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại, nghĩa là nó được bảo hộ vô thời hạn cho chủ sở hữu, khi nào doanh nghiệp còn sử dụng để xưng danh thì khi đó nó đang được bảo hộ. Luật SHTT cũng quy định thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại là vô thời hạn và không phải đăng ký hay nộp phí để duy trì bảo hộ như các đối tượng khác.

Có thể nói, trong giai đoạn phát triển hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và các quy định của pháp luật về quyền SHTT nói riêng đã có những bước phát triển, hoàn thiện và tương đối phù hợp với pháp luật quốc tế. Có được những thành công trên là nhờ sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm từ

kinh nghiệm lập pháp của quốc tế và các quốc gia trên thế giới, cùng với việc đánh giá đúng tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Kết luận Chương 2

Ở chương 2, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản tạo cơ sở lý thuyết vững chắc cho việc nghiên cứu của luận án:

(i) Luận án đã làm rõ các vấn đề pháp lý về tên thương mại, tên thương mại của doanh nghiệp, đưa ra các tiêu chí phân biệt với một số đối tượng của quyền SHTT, để từ đó khẳng định vai trò của tên thương mại đối với sự phát triển của doanh nghiệp;

(ii) Luận án đã nghiên cứu để đưa ra được định nghĩa về tên thương mại của doanh nghiệp, pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp;

(iii) Để làm sâu sắc hơn các vấn đề lý luận về tên thương mại của doanh nghiệp, luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, có sự so sánh đánh giá để tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;

(iv) Luận án đã nghiên cứu toàn diện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp và thấy rằng: quy định về tên thương mại của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống pháp luật để bảo hộ tên thương mại là cần thiết để bảo đảm cho các chủ thể có quyền bình đẳng trong kinh doanh. Luận án cũng chỉ ra các nhân tố tác động đến việc bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp. Do vậy, muốn đảm bảo quyền của chủ sở hữu đối với tên thương mại thì cần có một cơ chế linh hoạt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước.

Những nghiên cứu ở chương 2 chỉ ra những yêu cầu cấp thiết của việc ghi nhận và bảo hộ tên thương mại, yêu cầu giải quyết hài hòa quyền lợi của doanh nghiệp khi tên thương mại được bảo hộ, bảo hộ tên thương mại của doanh nghiệp cần cân nhắc, nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời phải phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w