5 Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanhtra bộ, quyết định số 41/QĐ-TTra, ngày 07 tháng 07 năm 2011.
4.1.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
Trên cơ sở một số vấn đề lý luận của pháp luật về tên thương mại của doanh doanh nghiệp đã được làm rõ ở chương 2 và thực trạng pháp luật về tên thương mại, cơ chế thực thi quyền đối với tên thương mại đã được phân tích, đánh giá ở chương 3, cũng như căn cứ vào đường lối, chủ trương phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Ở chương 4 này, tác giả cố gắng đề xuất một số định hướng và giải pháp góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật cũng như cơ chế thực hiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
4.1. Yêu cầu và định hƣớng hoàn thiện pháp luật về tên thƣơng mạicủa doanh nghiệp của doanh nghiệp
4.1.1. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tên thương mạicủa doanh nghiệp của doanh nghiệp
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, để có thể xác định được định hướng hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, việc cần làm trước hết là phải nghiên cứu, nhận diện rõ các yếu tố quy định định hướng này, theo nghiên cứu của tác giả, có nhiều yếu tố tác động đến việc xác định định hướng hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu và cơ bản nhất là hai yếu tố sau đây:
Một là, tính chất khốc liệt của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Thực tiễn phát triển kinh tế thị trường cho thấy năng lực cạnh tranh là yếu tố quyết định sự thành bại của của mọi doanh nghiệp, suy rộng ra là của mọi quốc gia. Đối với doanh nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh giành lợi thế trong cạnh tranh không còn con đường nào khác là phải tìm mọi cách nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ với giá thành có tính cạnh tranh cao, tóm lại là phải
tạo được thương hiệu có uy tín trên thương trường. Thương hiệu gắn liền với tên thương mại của doanh nghiệp, khi đã tạo lập được một thương hiệu có uy tín thì đó sẽ là một tài sản có giá trị. Song, để xây dựng được thương hiệu có giá trị không phải là một điều đơn giản. Có muôn vàn những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu, nhất là đối với những doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé cả về tiềm lực, kinh nghiệm và các vấn đề liên quan khác.
Về nguyên tắc, bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại là vấn đề gắn với sáng tạo, tri thức, trí tuệ và sự phát triển của doanh nghiệp, là động lực và cơ sở cho mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại là bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp sở hữu các các thành quả trí tuệ của mình, khuyến khích và tạo động lực cho doanh nghiệp tiếp tục sáng tạo, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cuộc sống. Cũng như Chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp và người dân Việt Nam nhận thức khá rõ về những lợi ích cũng như sự cần thiết của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong thúc đẩy năng lực sáng tạo, tiến tới một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một sự phát triển bền vững. Do đó, đã có một sự đồng thuận tương đối trong việc Việt Nam tham gia dần dần vào những Công ước quốc tế quan trọng trong việc bảo hộ quyền SHTT theo một lộ trình thích hợp.
Đối với Việt Nam, bảo hộ quyền SHTT đối với tên thương mại của doanh nghiệp cần được đánh giá trong mối tương quan giữa yêu cầu bảo vệ quyền của chủ sở hữu quyền SHTT với nhu cầu tiếp cận tri thức, công nghệ và các sản phẩm sáng tạo với mức chi phí chấp nhận được của các ngành khoa học, sản xuất, của Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu, sản xuất cũng như của người dân Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh Việt Nam là nước đang phát triển, và chúng ta đang ở bước sơ khai trong tiến trình ba cấp độ phát triển về khoa học công nghệ của thế giới (bao gồm cấp độ 1 - làm theo, cấp độ 2 - cải tiến; cấp độ 3 - sáng tạo), nhu cầu của công chúng, của nền kinh tế cũng như của sự nghiệp phát triển khoa học trong việc tiếp cận tri thức, khoa học và công nghệ đã có sẵn của
thế giới với chi phí thấp hoặc không mất phí (để có thể “làm theo” được) là rất lớn [95].
Ở hầu hết các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, đại đa số chuyên gia tư vấn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực tư nhân hoặc tổ chức vừa và nhỏ cũng không được trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ về nhu cầu và những quan ngại liên quan đến SHTT [94].
Từ những vấn đề cấp thiết của việc bảo hộ quyền SHTT được đặt ra, để đảm bảo quyền lợi thì doanh nghiệp trước hết cần khảo sát thị trường trước khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quảng cáo cho nhãn hiệu; không mặc nhiên coi tên thương mại là nhãn hiệu và phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, nắm được các nguyên tắc bảo hộ độc lập của Công ước Paris. Đặc biệt, nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam, vậy nên muốn xuất khẩu sản phẩm dịch vụ sang nước nào thì nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia đó.
Hai là, yêu cầu khắt khe do quá trình hội nhập quốc tế về bảo vệ quyền SHTT ngày càng sâu rộng đặt ra.
Bảo hộ quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất yếu, khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt với quan hệ thương mại song phương, khu vực và toàn cầu [58]. Quyền SHTT bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, chúng tồn tại và được thực thi trong phạm vi lãnh thổ quốc gia theo quy định của luật nước đó. Nhưng các sản phẩm trí tuệ, trong đó chứa đựng các ý tưởng sáng tạo, thường dễ dàng và cần phải được truyền bá từ nước này sang nước khác. Hơn nữa, ở một góc độ khác, với thực tế là pháp luật các quốc gia về SHTT ngày càng giống nhau thì như vậy phải đơn giản hóa công tác bảo hộ SHTT thông qua các tiêu chuẩn quốc tế hay hài hòa hóa pháp luật của các nước
là một điều cần thiết và nên làm. Vì thế, Chính phủ các nước đã đàm phán và thông qua các điều ước quốc tế đa phương trong các lĩnh vực SHTT khác nhau.
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa; Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT); Thoả ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hoá; Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh: Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV); Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp; Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (Trips) trong hệ thống các hiệp định của WTO; Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Hiệp đinh đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).Các điều ước quốc tế này đặt ra yêu cầu phải xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc, an toàn trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.
Hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ được xây dựng hoàn thiện từng bước, về cơ bản đáp ứng chuẩn mực quốc tế; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục đạt được những chuyển biến tích cực; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ được coi trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức của công chúng và ý thức tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền. Các cam kết tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam, các điều ước quốc tế đang có hiệu lực tại Việt Nam đã và đang từng bước được thực hiện có kết quả, bảo vệ được quyền, lợi ích của công dân và thực hiện nghĩa vụ pháp lý khi sử dụng các sản phẩm trí tuệ của công dân, pháp nhân các nước thành viên. Các thành tựu đạt được là đáng trân trọng; nó là kế t quả
của hoạt động lập pháp, thực thi pháp luật và chính sách hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Báo cáo đánh giá tác động của chương SHTT trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu ghi nhận “Việt Nam rất coi trọng quyền sở hữu trí tuệ” mặc dù vẫn còn một số vấn đề trong việc bảo hộ và thực thi. Lý do là mục tiêu chính trị của Việt Nam nhằm trở thành “một nền kinh tế thị trường trên cơ sở tri thức trong thế kỷ 21” [38]. Việt Nam tin tưởng rằng khuyến khích đổi mới, sáng tạo và bảo hộ quyền SHTT sẽ phục vụ cho mục tiêu phát triển quốc gia. Ngoài ra, các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng nhận thức được về những lợi ích của việc tăng cường bảo hộ quyền SHTT đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chuyển giao công nghệ quốc tế và khuyến khích sáng tạo và nghiên cứu trong nước.
Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn thiện. Đặc biệt, thách thức từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi Việt Nam tham gia TPP thì Mỹ là đối tác rất cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nước này. Đối với TPP, vấn đề này cũng được Mỹ thể hiện tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì hiện nay, tuy đã tham gia các công ước quốc tế về SHTT nhưng Việt Nam vẫn chưa có các thiết chế bảo hộ hiệu quả, số vụ việc vi phạm sở hữu trí tuệ còn rất lớn. Do đó, nếu bảo hộ chặt chẽ sẽ dẫn tới những khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam khi phải bỏ chi phí nhiều hơn trước đây cho cùng một loại sản phẩm.
Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những tài sản vô hình của doanh nghiệp như tên thương mại, nhãn hiệu…ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm
quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.
Nhận thức sâu sắc các yếu tố tác động vào quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp, Đảng ta đã quan tâm chỉ đạo việc phát triển hệ thống SHTT. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã đặt ra vấn đề “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ SHTT và khuyến khích chuyển giao công nghệ…, phát động phong trào quần chúng tiến sâu vào khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, áp dụng khoa học công nghệ vào mọi mặt của sản xuất và đời sống; có biện pháp phát hiện kịp thời để ngăn chặn, đình chỉ việc sản xuất lưu thông hàng giả”. Trên tinh thần đó, Chương trình hành động của Chính phủ từ năm 1997 - 2000 đã đề ra “Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực thực hiện thể chế bảo hộ sở hữu công nghiệp theo các tiêu chuẩn của Tổ chức thương mại thế giới (Hiệp định Trips của WTO)” từ nhận thức như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế của nước ta, quan hệ về SHTT đã được hình thành và ngày càng phát triển.
Nghị quyết số 48/NQ - TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã cụ thể hóa chính sách phát triển về SHTT như sau:
- Tạo lập môi trường pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế khác. Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
- Hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hình thành và phát triển thị trường khoa học - công nghệ theo hướng mở rộng phạm vi các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với yêu cầu của WTO và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Tiếp tục ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường... Đồng thời, đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại