5 Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanhtra bộ, quyết định số 41/QĐ-TTra, ngày 07 tháng 07 năm 2011.
4.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp
thuộc các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới như: Sở hữu trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước… Đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản do Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. Các chủ thể có quyền và nghĩa vụ như nhau trong sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước.
4.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp nghiệp
Từ các nhận thức nêu trên, theo tác giả, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp ở Việt Nam cần được thực hiện theo các định hướng sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về tên thương mại cần được hoàn thiện theo hướng bảo vệ có hiệu quả lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập; tạo sự bình đẳng về lợi ích giữa công dân, pháp nhân Việt Nam với công dân, pháp nhân nước ngoài.
Do sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế: chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, các chủ thể quyền chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực mới với đa số cán bộ, công chức nhà nước và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa và thông tin sở hữu trí tuệ đang là một trong các khâu yếu của hoạt động sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, sau khi Việt Nam ra nhập TPP thì đòi hỏi chúng ta phải có sự thay đổi cho phù hợp từ chính sách pháp luật đến nhận thức xã hội, đó là: Để thực thi cam kết trong TPP, phải điều chỉnh, sửa đổi một số quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ, lao
động, môi trường; Cạnh tranh tăng lên khi tham gia TPP có thể làm cho một số doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào tình trạng khó khăn, kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra. Tuy nhiên, với cơ hội mới có được, Việt Nam sẽ có điều kiện để tạo công ăn việc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành thực sự có lợi thế cạnh tranh.
Chính vì vậy, trước hết cần phải nhận thức sâu sắc vai trò và tầm quan trọng của tên thương mại đối với doanh nghiệp, coi nó là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các quy định của pháp luật về SHTT nói chung và tên thương mại của doanh nghiệp nói riêng cần phải bảo vệ được quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân Việt Nam, đảm bảo sự hài hoà về lợi ích giữa các chủ thể quyền trong và ngoài nước, khắc phục các hạn chế trong các cam kết quốc tế, tạo vị thế và thuận lợi cho các chủ thể quyền trong các giao dịch quốc tế liên quan.
Thứ hai, cần bảo đảm cho công dân, doanh nghiệp được tiếp cận các quy định rõ ràng và cụ thể hơn về trình tự, thủ tục xác lập quyền.
Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, đồng thời củng cố và nâng cao vai trò của các hội về sở hữu trí tuệ trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về sở hữu trí tuệ. Cần mở rộng đội ngũ những người tham gia hoạt động này. Tiếp tục cải cách hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ với mục tiêu nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả hệ thống, tạo sự gần gũi, hấp dẫn đối với toàn xã hội. Các hội sở hữu trí tuệ cần phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật và thông tin, hướng dẫn nhận thức bằng những vụ việc cụ thể trong hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Các quy định của pháp luật cần tạo điều kiện cho công dân, doanh nghiệp được tiếp cận với các thủ tục rõ ràng, minh bạch trong việc tiến hành xác lập quyền, theo tinh thần cải cách hành chính. Giảm các chi phí về tài chính
cũng như thời gian vật chất liên quan đến việc lập hồ sơ, thủ tục nộp đơn, xin cấp văn bằng bảo hộ. Khuyến khích các chủ sở hữu nộp đơn đăng ký xác lập quyền để được bảo hộ. Ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà có thể xảy ra tại các cơ quan có thẩm quyền.
Quy định rõ ràng về điều kiện tham gia kinh doanh dịch vụ sở hữu trí tuệ để các tổ chức nước ngoài có thể thực hiện dịch vụ này tại Việt Nam. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thực hiện các dịch vụ về sở hữu công nghiệp một cách bình đẳng. Theo đó, người dân, doanh nghiệp được hưởng lợi từ các dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có cạnh tranh lành mạnh. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, động viên các đối tượng trong xã hội, nhất là thu hút các doanh nghiệp - chủ thể quyền sở hữu công nghiệp tham gia tích cực hơn vào bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Thứ ba, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.
Việc bổ sung quy định chính sách về tài chính trong văn bản pháp luật về SHTT, nhằm bảo đảm các điều kiện vật chất phù hợp với đặc thù của lĩnh vực sở hữu trí tuệ, để hỗ trợ các cơ quan quản lý, thực thi về sở hữu trí tuệ còn non trẻ, đang gặp nhiều khó khăn trong cơ chế chung hiện nay, góp phần thúc đẩy các hoạt động thực thi đạt hiệu quả. Theo đó, tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, nhất là các quy phạm về biện pháp bảo đảm thực thi. Đặc biệt, trình tự dân sự phải được áp dụng triệt để và phổ biến nhằm điều chỉnh các quan hệ liên quan đến loại tài sản vô hình này, mà việc đầu tiên là chấn chỉnh lại toàn bộ các quy phạm về chế tài bảo đảm thực thi theo hướng lấy trật tự dân sự làm biện pháp chủ yếu, còn chế tài hành chính chỉ được áp dụng như một biện pháp bổ sung cho chế tài dân sự khi mà sự xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vượt quá mức dân sự.
Sắp xếp lại và tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi, từ tòa án đến các cơ quan bảo đảm thực thi nội địa: Thanh tra (nhà nước và chuyên ngành), ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan quản lý thị trường, cảnh sát kinh tế phải được tạo
điều kiện áp dụng các biện pháp nhằm thực thi có hiệu quả, khắc phục sự chồng chéo, phân công rõ ràng chức năng quyền hạn của từng cơ quan.
Việc các bộ, ngành liên quan có đủ điều kiện thành lập các tổ chức sự nghiệp để tham gia hoạt động giám định sẽ khắc phục tình trạng bất cập về chuyên môn sở hữu trí tuệ trong lực lượng thực thi thuộc bộ máy nhà nước. Các tổ chức hỗ trợ thực thi như tổ chức tư vấn, dịch vụ sở hữu trí tuệ, tổ chức đại diện tập thể. Chủ trương này còn nhằm tận dụng năng lực chuyên môn của đội ngũ chuyên gia trong các cơ quan nhà nước, nhằm hỗ trợ hoạt động của các cơ quan thực thi trong điều kiện các cơ quan này chưa đủ năng lực chuyên môn về sở hữu trí tuệ. Do vậy, hoàn thiện pháp luật SHTT là điều bắt buộc của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật SHTT phải có vị trí xứng đáng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Thứ tư, kế thừa các giá trị pháp luật đã được thực tiễn kiểm nghiệm, tiếp thu các chuẩn mực quốc tế.
Pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp đã có nhiều điểm tiến bộ theo hướng ngày càng phù hợp với pháp luật quốc tế và các nước nhưng cơ chế thực thi và bảo đảm thực thi quyền đối với tên thương mại vẫn còn nhiều điểm hạn chế.
Chúng ta đang tiến hành nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền đối với tên thương mại, trước mắt một số văn bản pháp luật sẽ tiếp tục được xây dựng và ban hành, song vấn đề khó khăn nhất vẫn là ý thức chấp hành của các chủ thể liên quan và sự tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan. Chính vì vậy, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước một cách đồng bộ kết hợp với tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật về SHTT hiện đại và hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Thứ năm, cần xây dựng cơ sở pháp lý để có thể định giá được giá trị tài sản là tên thương mại của doanh nghiệp.
Tên thương mại của doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp với những đóng góp đáng kể vào thành công của doanh nghiệp và do tiềm năng của tên thương mại đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra giá trị tài sản trí tuệ của mình đã dẫn tới nhu cầu ngày càng gia tăng về phương pháp định giá quyền SHTT đối với tên thương mại. Tuy nhiên, hiện nay giá trị tài sản của tên thương mại chưa được đánh giá đầy đủ, cũng chưa được các doanh nghiệp nhận thức đúng mức, chưa thực sự coi đó là tài sản kinh doanh có giá trị lớn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp, ngoài việc xác định tài sản cố định thì doanh nghiệp cần quan tâm đến tài sản trí tuệ góp phần quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Để xác định được giá trị tài sản tên thương mại cua doanh nghiệp trước hết, chúng ta cần phải phân biệt giữa giá và giá trị của tài sản trí tuệ. Giá thường được định nghĩa là những gì người mua sẵn sàng chi trả trong một giao dịch bình thường căn cứ trên giá trị của hàng hóa. Còn giá trị là một thuật ngữ trìu tượng, nhưng có chất lượng xác định mà việc tính toán được dựa trên một hệ thống các phương pháp, các nguyên tắc được kiểm tra theo trình tự. Hay nói cách khác, việc định giá tài sản trí tuệ có thể ảnh hưởng đến giá của một tài sản trí tuệ, nhưng điều này không nhất thiết giống như việc xác định giá cho sản phẩm [86].
Các công cụ được định giá để xác định tài sản đối với tên thương mại giúp cho doanh nghiệp quản lý được tài sản trí tuệ một cách có hiệu quả và năng suất hơn, việc định giá tên thương mại tạo ra một tiêu chuẩn hữu ích hơn và làm cơ sở để đàm phán trong trường hợp chuyển giao hoặc mua bán tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Hiện nay, mới có văn bản hướng dẫn xác định tài sản vô hình là Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 13 -Thẩm định giá tài sản vô hình (Ký hiệu: TĐGVN 13) Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC ngày 07/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, văn bản đã hướng dẫn cách thức thẩm định giá tài sản vô hình nhưng còn rất chung chung và đặc biệt gặp khó khăn khi xác định các tài sản trí tuệ.
Có thể nói, sử dụng tài sản trí tuệ một cách có chiến lược sẽ nâng cao đáng kể sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi thực hiện việc này thì doanh nghiệp phải nhận thức được giá trị của tên thương mại là một tài sản kinh doanh có giá trị.