Nội dung pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 51 - 62)

1 Bộ khoa hoc và Công nghệ, Thanhtra bộ quyết định số 27/QĐ –TTra ngày 3 tháng 0 năm 204 về việc thanh tra về quyền sở hữu công nghiệp.

2.2.3. Nội dung pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp.

Nghiên cứu pháp luật về tên thương mại của doanh nghiệp là tập trung làm rõ các vấn đề pháp lý sau:

2.2.3.1. Điều kiện xác lập tên thương mại của doanh nghiệp

Tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký hoạt động của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý nghĩa xác lập quyền.

Theo quy định của pháp luật hiện hành căn cứ để xác định doanh nghiệp nào đã sử dụng tên thương mại trước, cần dựa vào một số yếu tố sau đây:

Một là, chứng cứ chứng minh tên thương mại đó được sử dụng tại khu vực kinh doanh (ví dụ như: được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc

có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối) trong lĩnh vực kinh doanh hợp pháp (được ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý khác).

Hai là, thời điểm bắt đầu sử dụng và quá trình sử dụng tên thương mại đó đã và đang được bạn hàng, khách hàng biết đến thông qua hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh (ví dụ như: tên thương mại đang được sử dụng trên hàng hóa, hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác).

Vì tên thương mại được bảo hộ thông qua quá trình sử dụng, do đó kể từ khi doanh nghiệp được thành lập hợp pháp thì chủ sở hữu có quyền sử dụng tên thương mại của mình để kinh doanh và công khai với các chủ thể khác.

Ba là, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, đăng ký mã số thuế, điều lệ công ty được coi là chứng cứ chứng minh tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại. Tên doanh nghiệp ghi trong các giấy phép nêu trên chỉ được coi là tên thương mại khi có các tài liệu chứng minh thành phần tên riêng của doanh nghiệp đó được sử dụng trong thực tế hoạt động kinh doanh hợp pháp và đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định tại các điều 76, 77 và 78 của Luật SHTT.

Ngoài ra, theo quy định tại điều 78 Luật SHTT thì các tên gọi sẽ không được bảo hộ dưới dạng tên thương mại nếu không chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng hoặc gây nhầm lẫn với một tên thương mại khác đã được bảo hộ từ trước; hay không có chức năng phân biệt; hay trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ từ trước khi tên thương mại được sử dụng. Ngược lại, nếu một nhãn hiệu gây nhầm lẫn với tên thương mại đã được bảo hộ từ trước cũng sẽ bị từ chối cấp bằng hay hủy văn bằng bảo hộ. [54, tr.138].

Ví dụ: tranh chấp giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam - địa chỉ tại quận Tân Phú - thành phố Hồ Chí Minh được thành lập từ năm 1993 với bị đơn là Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – địa chỉ tại quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội được thành lập từ năm 2007 [92]. Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, cả nguyên đơn và bị đơn đều sử dụng tên gọi là “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” để xưng danh trong hoạt động kinh doanh, do vậy căn cứ vào quy định của Luật SHTT thì bị đơn đã vi phạm quyền đối với tên thương mại của nguyên đơn. Qua quá trình hòa giải, đối chất không thống nhất được giữa các bên nên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử ngày 13/4/2009 (bản án số 65/2009/KDTM - ST), Hội đồng xét xử quyết định buộc Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam – địa chỉ tại quận Hoàng Mai - thành phố Hà Nội phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật, để có quyết định như trên, Tòa án đã căn cứ vào các quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật SHTT về điều kiện bảo hộ đối với tên doanh nghiệp như đã phân tích ở trên.

Hay, việc hủy giấy chứng nhận nhãn hiệu của Cục SHTT trong trường hợp sau: Công ty Anheuser Bush là chủ sở hữu nhãn hiệu Budweies từ cuối thế kỷ 19 ở Mỹ, song lâu hơn nữa là nhãn hiệu Budweies của nhà máy bia Plzen ở Tiệp Khắc (từ thế kỷ 18). Tại Việt Nam nhãn hiệu Budweies được cục SHTT cấp cho nhà máy bia Plzen, tuy nhiên công ty Anheuser Bush cho rằng dù nhà máy bia Plzen được cục sở hữu cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu Budweies thì sản phẩm của Anheuser Bush đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước năm 1975, vì vậy Budweies là tên thương mại của mình. Sau khi nghe ý kiến của các bên cục SHTT đã chấp nhận hủy văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu của nhà máy bia Plzen [54, tr.138].

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều ghi nhận: doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu nhưng tên thương mại chỉ có một, tuy nhiên pháp luật của Úc [146] thừa nhận việc doanh nghiệp có thể có nhiều nhãn hiệu được quyền đăng ký tên thương mại riêng theo luật về thương mại và doanh nghiệp và có thể đăng

ký cùng một lúc nhiều tên thương mại. Đây là một hướng đi mới mà các nhà làm luật nước ta có thể tham khảo khi giải quyết mối quan hệ giữa tên doanh nghiệp và tên thương mại.

Theo quy định của pháp luật thì khi tạo ra các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu có quyền đăng ký hoặc không đăng ký bảo hộ, tuy nhiên, nếu không đăng ký bảo hộ thì chủ thể khác cũng có thể sử dụng, khai thác đối tượng đó, như vậy, doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp thị trường hoặc bị đình chỉ việc sử dụng đối tượng mình đã tạo ra. Tuy nhiên, tên thương mại của doanh nghiệp là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng lại có những điều kiện bảo hộ khác với các đối tượng khác bởi những nội dung sau:

Tên thương mại là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác, vì vậy, ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng và bảo vệ đối tượng này. Tên doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là một cái tên để gọi như tên của cá nhân, tên doanh nghiệp nó mang ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp, thường thể hiện mong muốn phát triển, thịnh vượng. Do vậy, tên doanh nghiệp phải được lựa chọn rất cẩn thận, việc lựa chọn tên riêng không được rơi vào các trường hợp cấm mà pháp luật quy định. Khi tên doanh nghiệp được đăng ký, tên đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp và thành phần tên riêng là một trong hai yếu tố cấu thành nên tên doanh nghiệp (gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp) và trở thành tên thương mại của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp hoạt động bằng tên doanh nghiệp đã đăng ký để xưng danh thì khi đó thành phần tên riêng của doanh nghiệp được xác lập và trở thành tên thương mại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được pháp luật bảo hộ, để được bảo hộ theo pháp luật SHTT tên thương mại phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định.

Chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm về việc đặt tên doanh nghiệp - tên thương mại ở Anh như sau [144]: các nhà tư vấn của Anh đưa ra một số kinh nghiệm khi đặt tên doanh nghiệp như sau: Luật công ty khác với luật thương

hiệu, do vậy không thể ngăn người khác sử dụng nhãn hiệu thương mại giống nhau hoặc tương tự tên công ty của doanh nghiệp mình, để hạn chế tình trạng này thì cần đăng ký tên công ty khi thành lập doanh nghiệp. Tên công ty không có nghĩa là thương hiệu bởi có những trường hợp tên công ty có thể không hội đủ điều kiện như là một thương hiệu.

Việc ghi nhận về tên thương mại và điều kiện bảo hộ tên thương mại là một trong những đối tượng của quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế. Vai trò của tên thương mại đều được ghi nhận ở pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi Hiệp định Trips có 2 hệ thống quan điểm được đưa ra.

Quan điểm thứ nhất của Liên hợp quốc và các nước phát triển: đối với liên

hợp quốc thì quyền SHTT được xác định với tư cách là “một nhân quyền phổ

quát, tất cả mọi người có quyền bảo vệ các lợi ích về tinh thần và vật chất có được từ bất cứ một sản phẩm nào mang tính khoa học, văn học hay nghệ thuật mà người đó là tác giả” [68] nội dung quan điểm này cho rằng việc bảo hộ các đối tượng quyền SHTT trong đó có tên thương mại là phần thưởng cho hoạt động sáng tạo của chủ sở hữu.

Quan điểm thứ hai của các nước đang phát triển cho rằng SHTT như là một loại “sản phẩm công” [68], việc tiếp cận dễ dàng các thành quả của SHTT sẽ tạo điều kiện cho việc thúc đẩy đất nước phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển.

Quan điểm lập pháp của Việt Nam ghi nhận điều kiện bảo hộ tên thương mại phù hợp với điều kiện quốc gia và thông lệ quốc tế: là tên thương mại do các chủ thể tự do lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp, tên thương mại được bảo hộ dựa trên việc doanh nghiệp sử dụng tên thương mại đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, không bắt buộc phải đăng ký vẫn được bảo hộ để chống lại các đối tượng khác sử dụng không được sự đồng ý.

2.2.3.2. Quyền của chủ sở hữu đối với tên thương mại của doanh nghiệp

Quyền sở hữu đối với tên thương mại là quyền của chủ sở hữu trong việc xác lập, sử dụng và chuyển nhượng đối với tên thương mại. Vì tên thương mại là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp được xác lập tự động dựa trên thực tế khai thác và sử dụng. Chủ sở hữu tên thương mại là những chủ thể (cá nhân, tổ chức) đang thực tế sử dụng, khai thác tên thương mại đó và nếu có tranh chấp xảy ra thì họ phải chứng minh được quyền hợp pháp của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, chủ sở hữu tên thương mại còn là người được chuyển giao quyền sở hữu thông qua hợp đồng chuyển nhượng tên thương mại hoặc thông qua nhận di sản thừa kế. Do vậy, quyền sở hữu đối với tên thương mại có những đặc trưng sau:

(i) Quyền sử dụng: Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Đồng thời, chủ sở hữu tên thương mại có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tên thương mại của doanh nghiệp, khi tên thương mại đã được bảo hộ thì chỉ chủ sở hữu mới có quyền sử dụng tên thương mại đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong trường hợp chủ thể khác muốn sử dụng tên thương mại thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tên thương mại đó thông qua hợp đồng, quy định này nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh tự do, thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể.

(ii) Quyền định đoạt tên thương mại [22]: Pháp luật ghi nhận có nhiều cách thức để chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tên thương mại. Tuy nhiên, thực hiện quyền khi định đoạt đối với tên thương mại chủ sở hữu cần lưu ý:

Chủ sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác. Quyền chuyển nhượng cho người khác toàn bộ quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản (gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế. Tuy nhiên, việc chuyển giao tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc theo thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa chuyển giao quyền sở hữu tên thương mại so với chuyển giao các tài sản thông thường khác.

Ngoài những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm như: tự mình thực hiện quyền bảo vệ, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có).

2.2.3.3. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại của doanh nghiệp

Biện pháp bảo vệ quyền SHTT được hiểu là những cách thức, biện pháp được chủ thể của quyền SHTT hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền SHTT khi các quyền này bị xâm phạm.

Một là, biện pháp hành chính

Biện pháp hành chính và biện pháp dân sự được thể hiện kết hợp với nhau theo quy định của Hiệp định Trips [115] và được cụ thể hóa để áp dụng xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính về hàng giả, hành vi xâm phạm quyền theo quy định tại điều 211 Luật SHTT.

Theo quy định của pháp luật, chủ thể có quyền yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ động phát hiện. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu tên thương mại, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.

Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật SHTT và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu công nghiệp là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp được quy định trước về xử phạt vi phạm hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể nói, ưu điểm của biện pháp hành chính mang lại là nhanh chóng, đơn giản, ít tốn kém thì một số hạn chế liên quan đến biện pháp này cũng cần được xem xét khắc phục để nâng cao chất lượng giải quyết trong thời gian tới.

Hai là, biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự mang tính công bằng và vô tư, được áp dụng để xử lý

Một phần của tài liệu 27.-Luận-án-Pháp-luật-về-tên-thương-mại-của-doanh-nghiệp-ở-Việt-Nam-hiện-nay (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w