KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG NHÀĐẤT 1 Khái niệm thị trường nhà đất

Một phần của tài liệu le_van_huy_la (Trang 29 - 30)

Nền kinh tế hàng hoá phát triển bao gồm một hệ thống đồng bộ các loại thị trường. Sự phát triển các loại thị trường là hệ quả tất yếu của phân công lao động trong nền sản xuất hàng hoá, đồng thời là điều kiện làm cho phân công lao động ã hội ngày một sâu sắc.

TTNĐ là một bộ phận của TTBĐS, nơi diễn ra việc mua, bán hàng hoá nhà đất, trong đó người mua và người bán trao đổi hàng hoá cho nhau theo giá cả được hình thành dưới tác động của các quy luật thị trường và sự điều tiết của nhà nước.

Xét yếu tố cấu thành, TTNĐ gồm: hàng hoá đặc thù là nhà đất, các chủ thể chủ yếu là người mua và người bán, cơ chế thị trường (sự thể hiện của quy luật giá trị ra bề mặt thị trường thông qua quan hệ cung - cầu, cạnh tranh - độc quyền) và sự điều tiết của nhà nước, trong đó hàng hoá nhà đất gồm các yếu tố nhà và đất hợp thành. Do đó, theo nghĩa hẹp, TTNĐ gồm thị trường các yếu tố nhà và đất ở, vườn tược, khuôn viên gắn với nhà. Theo nghĩa rộng, TTNĐ bao gồm cả đất ở, vườn tược và khuôn viên gắn với nhà và đất để sử dụng cho các mục đích khác. Với tư cách là một bộ phận của BĐS, TTNĐ được hình thành, vận hành và phát triển một cách độc lập tương đối so với các bộ phận khác của thị trường BĐS. Trong nền KTTT, ở đâu có nhà và đất cũng như các dịch vụ gắn liền với nhà và đất thì ở đó có thể hình thành TTNĐ. TTNĐ có liên quan đến một vùng, một khu vực, hoặc toàn bộ lãnh thổ đất nước.

Trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, các tổ chức và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng theo quy định của pháp luật với các quyền: quyền chuyển đổi, quyền chuyển nhượng, quyền thừa kế, quyền cho thuê, quyền thế chấp và quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh. Do vậy, về thực chất hàng hoá trao đổi trên TTNĐ bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Vì vậy TTNĐ có thể hình dung một cách trừu tượng là nơi mà người mua và

người bán thoả thuận được với nhau về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hoá là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. TTNĐ ở các vùng khác nhau hoạt động theo các cách khác nhau tuỳ theo số lượng, quy mô của những người tham gia, kết cấu hạ tầng và các điều kiện thông tin giữa người mua và người bán.

Một phần của tài liệu le_van_huy_la (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w