Kinh nghiệm của Singapore

Một phần của tài liệu le_van_huy_la (Trang 75 - 77)

Trong một thời gian dài, chính phủ Singapore đã chú trọng tới kế hoạch phát triển nhà đất công cộng đầy tham vọng của mình thông qua việc thiết lập một cơ quan điều phối đi kèm với cơ chế tài chính đặc thù. Uỷ ban phát triển nhà đất (Housing and Development Board - HDB) thành lập năm 1960 chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ cung cấp nhà đất giá rẻ phù hợp với cư dân tại quốc đảo này. Theo đánh giá của các chuyên gia, kế hoạch phát triển nhà đất công cộng là một trong những chương trình thành công ở cấp độ quốc tế của Singapore. Tính đến năm 1996, Singapore đã ây dựng được 30 đô thị mới, cung cấp 5.000 ha đất cho phát triển nhà đất công cộng [5, tr.118]. Để người dân có điều kiện sở hữu nhà đất, chính phủ Singapore đã cung cấp các khoản vay ưu đãi đồng thời thiết lập quỹ nhà đất trung ương. Quỹ này là bắt buộc và tất cả người dân đều phải tham gia đóng góp một phần thuế của mình. Những năm 1990, tại Singapore người dân được khuyến khích không di chuyển sang các KĐTM thông qua chương trình cải tiến nội thất trên cơ sở hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh đó, chính phủ cũng tăng cường cải tạo các KĐTM để hình thành cảnh quan hiện đại giúp tối ưu hoá các tiện ích cho người dân. Thành công của chương trình phát triển nhà đất công cộng của Singapore đã chứng minh các chủ trương, chính sách và vai trò quan trọng của chính phủ dành cho việc chăm lo nhà đất cho người dân.

Tại Singapore nhà đất chủ yếu do chính phủ đầu tư ây dựng để bán và cho thuê. HDB đã cung cấp hơn 800.000 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 84% dân số của cả nước [5, tr.119]. Nguồn tài chính của chính phủ tập trung chủ yếu cho đầu tư ây dựng nhà đất ã hội. Chính phủ Singapore cho vay để phát triển nhà đất theo Chương trình ây dựng nhà đất của HDB. Chính phủ thành lập Quỹ Tiết kiệm Trung ương (Central Provident Fund - CPF) để quản lý nguồn đóng góp của người dân. Người lao động sẽ phải nộp vào quỹ 20% thu nhập hàng tháng còn doanh nghiệp thuê lao động nộp 13%. Hầu hết người dân Singapore đều dùng tiết kiệm của mình trong CPF để trả tiền mua nhà HDB. Và họ chỉ sử dụng trung bình

khoảng tỷ lệ phần trăm thu nhập hàng tháng để thanh toán tiền vay trả góp - điều này làm cho khả năng sở hữu nhà nằm trong tầm tay của đa số người dân

Singapore.

Để sở hữu một căn hộ HDB, một hộ gia đình tại Singapore phải có tối thiểu hai thành viên và thu nhập hàng tháng của hộ gia đình tối đa không quá 8000 đô la Singapore. Tài trợ của chính phủ luôn là yếu tố quan trọng đối với chương trình nhà đất tập thể và nó đảm bảo rằng người Singapore nào cũng có thể mua được một căn hộ HDB. Chính phủ cũng tài trợ cho người mua căn hộ HDB vay trả góp.

HDB cũng đưa ra nhiều lựa chọn rộng rãi đáp ứng các nhu cầu nhà đất đa dạng: Có 6 loại căn hộ khác nhau để người dân chọn lựa. Loại phổ biến nhất là căn hộ bốn phòng, khoảng 90m 2, với 3 phòng ngủ, một phòng khách, một kho chứa đồ, hai buồng tắm và một nhà bếp. Ngoài ra HDB còn đưa ra các căn hộ cao cấp, với vật liệu kết cấu có chất lượng cao hơn với các yêu cầu sửa chữa nâng cấp tối thiểu [5, tr.119].

HDB còn có một ý tưởng khác khá thú vị. Đó là cung cấp các căn hộ nhỏ cho người già. Các căn hộ nhỏ này được ây dựng và thiết kế riêng cho người già, cho phép họ vào ở các căn hộ nhỏ hơn nhưng vẫn là một phần của cộng đồng, gần gũi với gia đình và bạn bè.

Người mua nhà HDB cũng có thể mua một căn hộ trên thị trường thứ cấp và được trợ cấp mua nhà nếu họ đủ điều kiện.

HDB cũng mời khu vực tư nhân tham gia phát triển và bán các dự án mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo về thiết kế và tạo ra giá trị ứng đáng hơn cho người mua.

Những gia đình có thu nhập thấp cũng được hỗ trợ thêm. Ngoài các trợ cấp hiện tại về nhà đất, họ cũng được trợ cấp nhà đất bổ sung để mua căn hộ đầu tiên. Một số gia đình không có đủ khả năng mua, HDB cung cấp các căn hộ cho thuê, với giá cho thuê được trợ giá.

HDB không chỉ ây lên các KĐTM mà còn phát triển các cộng đồng gắn bó nơi người dân cảm thấy mình là một thành viên. Các khu nhà được thiết kế nhằm cung cấp tiện nghi và cơ hội cho cư dân sống ở đây giao tiếp với làng óm láng giềng, ngay từ lúc bước ra khỏi nhà hay trong khu lân cận. Họ cũng tạo điều kiện giúp con cái đã có gia đình sống gần với bố mẹ, khuyến khích đại gia đình sống chung với nhau, đề cao những giá trị gia đình châu Á.

Một phần của tài liệu le_van_huy_la (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w