Thành phố Stockholm, thủ đô Thuỵ Điển là mô hình phát triển đô thị bền vững nhờ ứng dụng và kết hợp quy hoạch tích hợp và chính sách bảo tồn môi trường. Đó là quy hoạch có tầm nhìn bao quát có tính đến những lợi ích sinh thái và việc sử dụng tài nguyên hiệu quả. Vào năm 2007, thành phố đã chấp thuận một dự án chiến lược tầm nhìn đến năm 2030 để cải thiện quá trình phát triển đô thị bền vững. Dự án tính đến năm 2030 dân số Stockholm sẽ tăng thêm hơn 1 triệu người, trong khi khu vực Stockholm rộng lớn hơn sẽ tăng thêm gần 3,5 triệu người. Dự kiến thành phố sẽ phải đối mặt với những yêu cầu mới từ toàn cầu hoá, thăng trầm
thương mại, di dân và tăng số người già cũng như những thách thức môi trường. Dựa trên Tầm nhìn đến năm 2030 và những chiến lược khác, Stockholm đã chấp thuận một biện pháp tiếp cận dành cho việc phát triển đô thị, nhận định về mức độ chiến lược và trình độ địa phương. Chương trình Môi trường Stockholm đã lập ra những mục tiêu và nguyên tắc môi trường: 1) Giao thông hiệu quả đối với môi trường; 2) Hàng hoá chất lượng tốt và các công trình ây dựng tránh được những vật chất nguy hiểm; 3) Sử dụng năng lượng bền vững; 4) Sử dụng đất và nước bền vững; 5) Xử lý nước với mức tác động môi trường tối thiểu; và 6) Một môi trường trong nhà trong lành.
Stockholm thực thi những chương trình hành động về khí thải nhà kính và biến đổi khí hậu, kêu gọi hợp tác từ những tổ chức công, tư và những cá nhân sinh sống và làm việc tại thành phố. Thành phố đã tiến hành nhiều biện pháp, bao gồm việc áp dụng nhiên liệu sinh học, hệ thống làm mát, giao thông thân thiện môi trường. Kết quả là lượng khí thải nhà kính đã giảm từ 5,3 tấn uống còn 4 tấn CO 2
từ năm 1990 đến 2005 [59]. Thành phố cũng cũng ưu tiên hiệu quả về chi phí trong quá trình bảo tồn nguồn tài nguyên. Mục tiêu dài hạn của Stockholm là hoàn toàn không sử dụng nhiên liệu hoá thạch vào năm 2050. Phát triển đô thị bền vững là mục tiêu quan trọng của Stockholm. Để đạt được mục tiêu này, thành phố có sự kết hợp thành công trong thực thi biện pháp sử dụng đất và các kế hoạch giao thông tích hợp. Năm 1904, Stockholm đã bắt đầu mua đất để phát triển trong tương lai và vì thế, có khoảng 70% đất đô thị thuộc về thành phố. Điều này ngăn chặn việc đầu cơ đất của những nhà phát triển và nhà đầu tư, đồng thời trao quyền quy hoạch và thực thi phát triển cho thành phố, do đó thành phố có được một nền tảng vững chắc để phát triển.
Quy hoạch đô thị bền vững của Stockholm bao gồm: Tái sử dụng đất đã phát triển (loại đất bỏ hoang); Xác định những công trình phát triển mới; Tôn trọng đặc trưng và bản sắc của thành phố; Tái phát triển khu vực bán trung tâm và chuyển đổi những khu vực công nghiệp thành đô thị với mục đích sử dụng đa dạng; Tạo dựng những điểm trọng tâm ở khu ngoại ô; Đáp ứng yêu cầu của địa phương; Phát triển không gian công cộng. Dự án Hammarby Sjöstad là một chứng minh với đầy đủ yếu
tố trên. Đây là ví dụ về biện pháp quy hoạch và phát triển đô thị tích hợp, minh hoạ cho các giải pháp hệ thống, công nghệ hiện đại, quan tâm đến môi trường và hợp tác năng động liên khu vực. Hammarby Sjöstad trở nên bền vững gấp đôi so với trường hợp thực tiễn điển hình nhất tại Thuỵ Điển vào năm 1995 dựa trên một loạt các thông số, nổi bật nhất là tính hiệu quả năng lượng trên mỗi m2.
Nhìn chung, trong phát triển đô thị của Stockholm, điểm nổi bật chính là năng lực lãnh đạo tuyệt vời về quy hoạch và thực thi các chiến lược phát triển đô thị bền vững của các đối tác và chính quyền thành phố Stockholm. Các đối tác khác nhau của Stockholm đã cùng kết hợp trong một cơ cấu thống nhất do một nhà quản lý dự án đứng đầu, có trách nhiệm hướng dẫn và gây ảnh hưởng đến các bên liên quan đa dạng các mục tiêu của dự án. Quy hoạch và quản lý thích hợp thông qua hợp tác có hệ thống đem lại những lợi ích qua nhiều thế hệ.