Từ các nghiên cứu trên tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của Anitha J (2014) để vận dụng trong bài nghiên cứu của mình vì mô hình của Anitha J (2014) là nghiên cứu mới được công bố vào năm 2014 nên vận dụng mô hình này sẽ mang tính thực tiễn cao hơn. Đồng thời, nó chưa được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây vì vậy khi sử dụng mô hình này sẽ tạo ra những điểm mới cho bài nghiên cứu. Mẫu khảo sát trong bài nghiên cứu của Anitha J (2014) là người lao động làm việc trong ngành dịch vụ, phù hợp với mẫu nghiên cứu là nhân viên làm việc tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải vì vậy vận dụng thang đo trong bài nghiên cứu của Anitha J (2014) sẽ có độ phù hợp cao hơn. Ngoài ra các yếu tố môi trường làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, đào tạo và phát triển, trả công lao động, được nhiều tác giả trong và ngoài nước chứng minh là ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động.
Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của Anitha J (2014) nêu lên 7 yếu tố tác động đến sự gắn kết của người lao động gồm môi trường làm việc, lãnh đạo, đồng nghiệp, đào tạo và phát triển, trả công lao động, chính sách và thủ tục, an sinh nơi làm việc. Tác giả đã loại bỏ 2 yếu tố là chính sách thủ tục và an sinh nơi làm việc vì 2 yếu tố này không cần thiết, các chính sách thủ tục được ban hành từ ngân hàng Nhà nước nên hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải chỉ áp dụng và nó cũng đã thống nhất, rõ ràng nên không ảnh hưởng nhiều đến sự gắn kết của người lao động. Yếu tố an sinh nơi làm việc không phù hợp vì làm việc trong ngành ngân hàng tương đối ổn định và an toàn. Đồng thời 2 yếu tố này trong bài nghiên cứu của Anitha J (2014) cũng ảnh hưởng rất ít đến sự gắn kết của người lao động nên đã loại bỏ 2 yếu tố này trong bài nghiên cứu. Vì vậy mô hình cuối cùng tác giả đề xuất như hình 1.6:
25
Hình 1.6: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam