Tình hình hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng Thương mạ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 49 - 53)

mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Trong 5 năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của hội sở có nhiều sự thay đổi. Trong bối cảnh cạnh tranh rất ngay gắt trong cung cấp dịch vụ giữa các chi nhánh và các tổ chức tín dụng khác, Hội sở vẫn đạt được một số kết quả trong quá trình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh của Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong 5 năm gần đây được trình bày trong Bảng 2.1 như sau:

37

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2016-2020

ĐVT: Tỷ đồng

TT Tên chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020

I Chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 1,134 1,413 1,674 2,170 3,300

2

Cơ cấu tín dụng

Theo kỳ hạn

Dư nợ cho vay ngắn hạn 758 1,219 1,433 1,814 2,600 Dư nợ cho vay trung và dài hạn 376 194 241 356 700

Theo đối tượng khách hàng

- Dư nợ của KHDN 1,059 1,284 1,474 1,811 2,680

- Dư nợ của KHCN 75.5 129 200 359 620

3 Dư nợ tín dụng bình quân 974 1,235 1,385 1,748 2,450 4 Huy động vốn cuối kỳ 1,500 2,094 2,678 3,569 4,900

5

Cơ cấu huy động vốn

Theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 1,484 1,390 2,011 2,663 3,700

- Trung và dài hạn 16.5 704 667 906 1,200

Theo đối tượng khách hàng

- HĐV từ KHDN 936 1,097 1,530 2,009 2,700 - HĐV từ KHCN 564 997 1,148 1,560 2,200 6 Thị phần HĐV trên địa bàn 4.4% 3.5% 3.7% 4.2% II Chỉ tiêu về chất lượng 7 Tỷ lệ nợ xấu 0.19% 2.88% 2.36% 0.32% 0.5% 8 Tỷ lệ nợ nhóm II 8.9% 7.0% 6.1% 4.1% 2.2%

III Các chỉ tiêu hiệu quả

9 Chênh lệch thu chi 66.2 70.1 66.0 83.7 125 10 Lợi nhuận trước thuế 64.7 65.6 56.5 55.2 110 11 Thu dịch vụ ròng 17.3 15.2 19.1 24.4 28.0

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải 2016-2020)

38 Theo Bảng 2.1 trên cho thấy:

Về chỉ tiêu quy mô:

Dư nợ tín dụng: Địa bàn hoạt động của hội sở nằm trong khu vực Hà Nội nên phần lớn hoạt động cho vay của hội sở đều tập trung vào các doanh nghiệp trên địa TP. Hà Nội và một số khu vực lân cận. Theo số liệu Bảng 2.1, tính đến 31/12/2020, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 3,300 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân là 31% cao hơn so với bình quân chung hệ thống (20%). Dư nợ tín dụng bình quân đạt 2,450 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 24%. Giai đoạn 2016-2020, trước tình hình khó khăn về nguồn tiêu thụ đầu ra, nhiều doanh nghiệp tại Hội sở đã thu hẹp qui mô sản xuất hoặc hoạt động sản xuất cầm chừng nên hoạt động cho vay ra trong giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn, đối với các khách hàng tốt Hội sở cũng gặp nhiều áp lực trong việc giữ chân khách hàng do cạnh tranh lãi suất trên địa bàn ngày càng gia tăng, lợi dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi hơn một số ngân hàng đã lôi kéo một số khách hàng tốt đến hội sở. Theo đối tượng khách hàng, chiếm tỷ trọng chủ yếu là dư nợ KHDN, năm 2020 đạt 2,680 tỷ đồng, chiếm 81% trên tổng dư nợ của Chi nhánh, tăng 48% so với năm 2019. Dư nợ KHCN đang tăng lên đáng kể, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 67%, chiếm 19%/Tổng dư nợ cho vay.

Huy động vốn: Từ năm 2016 đến nay, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động đưa mức lãi suất trần kỳ hạn dưới 1 tháng xuống còn 1%/năm, kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 5.5%/năm, đối với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên NHNN quy định chính sách lãi suất thả nổi. Mặc dù lãi suất huy động giảm mạnh tuy nhiên huy động vốn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 36%, cao hơn tốc độ tăng bình quân của hệ thống (21.4%) và khu vực Hà Nội (23%), năm 2020 đạt số dư huy động cuối kỳ là 4,900 tỷ đồng, vượt kế hoạch 3 năm giai đoạn 2018-2020. Trong đó, huy động vốn KHDN đạt 2,700 tỷ đồng, chiếm 55%/Tổng nguồn huy động, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm35.8%. Huy động vốn KHCN tại chi nhánh đã có sự tăng trưởng vượt bậc đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 37.5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của hệ thống (27.4%) và khu vực phía Bắc (28%), đạt số dư huy động cuối kỳ năm 2020 là 2,200 tỷ đồng.

39

Về chỉ tiêu chất lượng:

Tỷ lệ xấu: từ năm 2016-2020 tại hội sở có 01 trường hợp khách hàng phát sinh nợ xấu lớn bị chuyển nợ xuống nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn). Theo Bảng số liệu 2.1, năm 2020 tỷ lệ nợ xấu của hội sở là 0.5%, tăng so với số liệu của năm 2019 là 0.32%, tuy nhiên luôn giữ ở mức dưới 3% theo quy định ngành.

Tỷ lệ nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý): giảm từ 8.9% năm 2016 xuống còn 2.2% trong năm 2020.

Về chỉ tiêu hiệu quả:

Thu dịch vụ ròng: Trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020, thu dịch vụ ròngcủa hội sở tăng trưởng khá tốt, đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 13%, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng bình quân của toàn ngành (12%).Theo Bảng số liệu 2.1, trong năm 2020 thu dịch vụ ròng đạt 28 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019. Trong cơ cấu thu dịch vụ ròng thu từ các sản phẩm dịch vụ truyền thống (bảo lãnh, tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế) vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài ra một số sản phẩm bán lẻ có mức tăng trưởng thu phí cao như thẻ, Internet Banking…

Chênh lệch thu chi: Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm chênh lệch thu chi của hội sở tăng trưởng 19%. Trong năm 2020 với sự cố gắng của chi nhánh trong hoàn thành kế hoạch được giao, chênh lệch thu chi đạt 125 tỷ đồng, sau khi trích lập dự phòng rủi ro lợi nhuận trước thuế đạt 110 tỷ đồng, có sự tặng trưởng vượt bậc so với năm 2019, hoàn thành 100% kế hoạch năm 2020 được giao.

40

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)