Kinh ngiệm nâng cao sự gắn kết của Ngân Hàng TMCP Kỹ thương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 38)

Được cho là một ngân hàng có chiến lược nhân sự toàn diện tập trung vào 3 yếu tố: Thu hút và giữ chân nhân tài, Đào tạo và phát triển, Khen thưởng và ghi nhận. Techcombank còn tạo quá trình đệm cho nhân sự, giúp họ sớm hòa nhập

26 vào môi trường làm việc. Các nhân sự mới sẽ được trải qua quá trình huấn luyện để làm quen với môi trường, ngày cả ở những nhân sự cấp cao.

Techcobank cũng tạo ra một môi trường học tập liên tục, hơn 500 khóa học mỗi năm dành cho các cán bộ nhân viên ở các cấp khác nhau. Techcombank cũng triển khai cho phép nhân viên đăng ký giờ làm việc linh hoạt, và được nghỉ trong ngày sinh nhật… nhằm tạo môi trường làm việc thoải mái cho người lao động.

Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên do Techcombank phối hợp với nhà tư vấn nước ngoài HayGroup cho thấy, năm 2018 kết quả tăng đáng kể so với năm 2017, trong đó đáng nghi nhận ở số liệu thể hiện mức độ gắn bó và mức độ tạo điều kiện của tổ chức đối với người lao động.

1.6.3. Kinh nghiệm nâng cao sự gắn kết nhân viên của Ngân Hàng TNHH một thành viên HSBC

Tại HSBC, một tron những yếu tố quan trọng giúp cho HSBS Việt Nam có thể thu hút và giữ được chân nhân tài chính là triết lý nâng đỡ nhân viên trẻ phát triển sự nghiệp không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra cả khu vực. Những người trẻ ở HSBC còn được học qua thực tế ở những thị trường bên ngoài Việt Nam. Đều đặn hằng năm, ngân hàng này đều cử những nhóm các nhân viên trẻ có tiềm năng sang làm việc ở Hồng Kông, Singapore trong 4 đến 6 tuần, thậm chí 2 đến 3 tháng để học hỏi.

Các giải pháp đào tạo của HSBC Việt Nam bao giồm các khóa học theo tiêu chuẩn chất lượng, các chương trình phát triển lãnh đạo theo đặc thù Việt Nam và giải pháp hỗ trợ nhân viên đạt chứng chỉ bên ngoài, HSBC còn cung cấp các gói bảo hiểm dành cho nhân viên, các cấp lãnh đạo với các quyền lợi khác nhau để tăng sự gắn kết của nhân viên.

1.6.4. Bài học kinh nghiệm rút ra để nâng cao sự gắn kết nhân viên tại Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt

- Đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên: đây là chiến lược đào tạo lâu dài, khi nhân viên có được kỹ năng tốt thì ngân hàng có được nhân lực tốt để phục vụ khách hàng.

27 - Nâng cao phúc lợi cho nhân viên tại ngân hàng bằng cách bổ sung các quyền lợi bảo hiểm tăng thêm cho nhân viên và người thân trong gia đình, ngân hàng có thể khiến nhân viên được cảm thấy quan tâm hơn.

- Cơ hội học tập tại các nước trong khu vực và trên thế giới, đối với một số ngân hàng toàn cầu, đây là cách họ dùng để nâng cao kỹ năng của nhân viên.

Kết luận chương 1

Tóm lại trong chương này, trình bày cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của người lao động với tổ chức bao gồm các khái niệm, tầm quan trọng của sự gắn kết, các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết và giới thiệu các nghiên cứu có liên quan trước đây về sự gắn kết. Bên cạnh đó, còn giới thiệu thang đo mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này, dựa vào thang đo gốc của mô hình nghiên cứu của Anitha J (2014) đã được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình tại ngân hàng Hàng Hải.

28

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI

VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam phần Hàng Hải Việt Nam

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng TMCP Hàng Hải, tên giao dịch quốc tế là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (viết tắt là MSB )

Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 12/07/1991 đến năm 07/07/2003)

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển ngành Hàng hải rất lớn. Nguồn vốn đầu tư cho ngành Hàng hải của Nhà nước không đáng là bao, tài sản của Đội tàu biển Việt Nam chủ yếu hình thành từ hình thức thuê mua, vay mua mà có. Ý tưởng xin thành lập ngân hàng để tạo vốn và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho hoạt động của ngành Hàng hải nói riêng và các ngành kinh tế của đất nước đã hình thành.

Với sự ủng hộ nhiệt thành của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng hải và sự tin tưởng của các cơ quan quản lí nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần h lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08 tháng 06 năm 1991 cuả thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12 tháng 07 năm 1991 Ngân hàng Hàng hải chính thức khai trương và đi vào hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng với các cổ đông chiến lược là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…tại thành phố Hải Phòng, “thủ phủ” của ngành Hàng hải trong thời gian đó. Ngân hàng Hàng hải được biết đến là ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được thành lập ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng và thời gian hoạt động là 25 năm.

Đây là giai đoạn triển khai mô hình mới nên hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế hoạt động kinh doanh còn chưa đầy đủ, thiếu nhất quán, cơ sở vật chất kỹ thuật kém, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, hoạt động kinh doanh thuần tuý là tín dụng bằng tiền đồng Việt Nam.

29 Năm 2001 MSB được Ngân hàng Thế giới lựa chọn là một trong sáu NHTM của Việt Nam tham gia dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán.

Gai đoạn thứ hai (từ tháng 07 năm 2003 đến nay)

Đến tháng 7 năm 2003, theo quyết định số 719 QĐ-NHNN ngày 07 tháng 07 năm 2003 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thời hạn hoạt động của MSB tăng lên 99 năm.

Được sự chấp thuận của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hải Phòng tại văn bản số 673/NHNN-HAP7 ngày 27 tháng 12 năm 2004, vốn điều lệ của MSB tăng từ 160,2 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Theo đó, Ngân hàng Hàng hải được tổ chức theo mô hình một Tổng công ty Nhà nước.

Năm 2005 MSB chuyển trụ sở chính lên Hà Nội và cơ cấu lại tổ chức vào năm 2006.

Ngay trong những ngày đầu thành lập, Ngân hàng đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động của mình phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường chung, trong đó có chiến lược tạo dựng thương hiệu Ngân hàng.

Qua gần 17 năm hoạt động, MSB đã có những bước phát triển vượt bậc trên mọi mặt. MSB đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới. Ngân hàng Hàng hải đã không ngừng phấn đấu vươn lên, hỗ trợ tích cực vào sự phát triển của ngành hàng hải nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung; có những bước tiến nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh - dịch vụ ngân hàng, phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại. Từ xuất phát điểm là một ngân hàng chủ yếu phục vụ nhu cầu về vốn cho ngành Hàng hải, MSB đã góp phần đắc lực trong việc thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân.

Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Hàng hải được trải khắp trên toàn quốc với Trụ sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, các chi nhánh tại Hải Phòng,

30 Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Nha Trang - những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng Hàng hải đã thiết lập quan hệ đại lý với trên 200 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế. Với lý do đó, MSB là ngân hàng TMCP có thế mạnh trong hoạt động tài trợ thương mại (thư tín dụng-LC, nhờ thu, bảo lãnh) và thanh toán quốc tế, xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

Sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập, MSB đã và đang trở thành Ngân hàng TMCP phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu theo các chuẩn mực quốc tế. Trong xu thế nâng cao vị thế trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và hội nhập môi trường ngân hàng toàn cầu, hiện tại MSB đã là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, hiệp hội ngân hàng Đông Nam Á, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Tổ chức thanh toán toàn cầu SWIFT, MASTER CARD, đại lý chuyển tiền thanh toán toàn cầu Money Gram. Bên cạnh đó, với việc triển khai thành công Dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, MSB đang không ngừng đẩy nhanh việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng theo chiến lược khách hàng là trung tâm. Với hệ thống tin học quản lý tập trung - sử dụng mạng diện rộng (WAN) trên toàn hệ thống và việc thực thi chính sách giao dịch một cửa (uni-teller), nhu cầu của khách hàng sẽ được phục vụ nhanh chóng và an toàn theo chuẩn của một ngân hàng tiên tiến hiện nay. Vừa qua, MSB tiếp tục vượt qua các đối thủ khác để trở thành Ngân hàng TMCP duy nhất của Việt Nam được World Bank tài trợ cho giai đoạn 2 của dự án Hiện đại hoá ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Kết thúc giai đoạn này, MSB sẽ xây dựng hoàn thiện hệ thống Ngân hàng điện tử (e- bank) đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

Với khẩu hiệu: “Cùng vươn tầm” MSB cam kết hành động:

- Với khách hàng: cung cấp dịch vụ với sự linh hoạt và chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu đa dạng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng; đảm bảo tuyệt đối an toàn và bảo mật.

31 - Với nhân viên: thiết lập môi trường làm việc tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau; phát triển văn hoá hiệu quả tương xứng với quyền lợi; tạo cơ hội cho sự phát triển của mọi thành viên MSB.

- Với cổ đông: đem lại giá trị ngày càng cao cho cổ đông; đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của Ngân hàng; đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.

2.1.2. Tình hình chung của ngành ngân hàng năm 2020

Năm 2020, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, nhiều nước rơi vào khủng hoảng kép về y tế và kinh tế, kinh tế thế giới rơi vào suy thoái sâu, suy giảm khoảng âm 4% (theo Ngân hàng Thế giới) và âm 4,4% (theo Quỹ Tiền tệ quốc tế).

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là một điểm sáng với việc thực hiện thành công mục tiêu kép: phòng, chống dịch bệnh hiệu quả và phục hồi kinh tế. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%, tuy là mức thấp nhất trong 10 năm qua nhưng là một trong số ít các nước đạt tăng trưởng dương và thuộc nhóm có mức tăng trưởng cao nhất thế giới. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động: xuất siêu lập kỷ lục mới, khoảng 19,1 tỷ USD; lạm phát bình quân được kiểm soát theo mục tiêu, ở mức 3,23%; tỷ giá ổn định; nợ công và thâm hụt ngân sách Nhà nước dù tăng cao nhưng trong tầm kiểm soát; đầu tư công là điểm sáng khi vốn thực hiện tăng mạnh; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt được nhiều kết quả tích cực với nhiều hiệp định thương mại được ký kết, có hiệu lực (như EVFTA, RCEP) và làm tròn trách nhiệm năm là Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch AIPA-41, Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc... Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng không chỉ làm tốt chức năng cung ứng, phân bổ vốn mà còn có một vai trò đặc biệt hơn - làm trụ đỡ, sát cánh bên doanh nghiệp, người dân cùng vượt qua thách thức, đóng góp vào kết quả chung của nền kinh tế. Qua đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng khẳng định được sự lành mạnh và khả năng chống chịu rủi ro bên ngoài. Năm 2021, năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), trong đó có nội dung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình

32 tăng trưởng; đòi hỏi toàn ngành Ngân hàng nỗ lực, sẵn sàng thay đổi hơn nữa để mang lại một diện mạo mới, hiện đại và bền vững hơn.

Sáu điểm sáng nổi bật

Vượt qua hàng loạt khó khăn, năm 2020, ngành Ngân hàng tiếp tục hoạt động ổn định và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Thị trường được củng cố, thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp; mặt bằng lãi suất tiền gửi phổ biến tại các ngân hàng giảm từ 0,9 - 1,5% (ngắn hạn) và khoảng 0,6 - 1,5% (trung dài hạn) so với đầu năm; lãi suất cho vay cũng giảm nhanh, khoảng 0,5 - 2% so với đầu năm; tỷ giá tiếp tục ổn định, giá trị VND được nâng cao; dự trữ ngoại hối tiếp tục được bổ sung, giúp đảm bảo an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và củng cố mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam. Theo NHNN, tổng vốn huy động toàn hệ thống đến 21/12/2020 tăng 12,87% (ước cả năm tăng 13,5%) trong điều kiện lãi suất giảm sâu. Tín dụng cũng hồi phục trở lại trong những tháng cuối năm, đến ngày 28/12/2020, dư nợ tín dụng tăng 11,08% so với cuối năm 2019. Các tổ chức tín dụng (TCTD) hoạt động ổn định, lành mạnh, nợ xấu tiềm ẩn tăng nhưng trong tầm kiểm soát, năng lực tài chính (nhất là vốn chủ sở hữu) được củng cố,… Tựu chung lại, xét trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam, năm 2020 có thể đánh giá là năm thành công của ngành Ngân hàng, với sáu điểm sáng dưới đây.

Thứ nhất, thành công trong điều hành chính sách tiền tệ

Trong năm qua, chính sách tiền tệ đã được NHNN điều hành linh hoạt theo hướng nới lỏng thận trọng, phù hợp nhằm đảm bảo thanh khoản và hỗ trợ phục hồi kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh. Ba giải pháp chính gồm: (i) 3 lần giảm lãi suất điều hành với mức giảm tổng cộng lên đến 1,5 - 2%, qua đó giảm chi phí vốn cho nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp và TCTD, song vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát chất lượng tín dụng và lạm phát; (ii) hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua linh hoạt bơm hoặc hút tiền trên thị trường mở; (iii) kiểm soát cung tiền, điều hành chính sách tiền tệ phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế.

Thứ hai, ngành Ngân hàng tiếp tục thể hiện tốt vai trò trụ cột của nền kinh tế, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh

33 Lường đón trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19, NHNN đã khẩn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại hội sở ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)