Các quyết định liên quan đến logistics

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 68 - 70)

Các công ty chuyên môn hóa trong lĩnh vực logistics như United Parcel Service (UPS), Federal Express (FedEx), và DHL Những công ty toàn cầu này

3.1.2 Các quyết định liên quan đến logistics

Ra quyết định lựa chọn cách thức tốt nhất để vận chuyển hàng hóa từ nhà máy đến khách hàng là quyết định phức tạp, vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Sự đánh đổi lớn liên quan đến chi phí vận chuyển sản phẩm, tốc độ giao hàng, và tính linh hoạt để phản ứng với sự thay đổi.

Hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối các hoạt động và bao gồm các hoạt động như phân bổ nguồn lực, quản lý mức dự trữ tồn kho, lên kế hoạch và theo dõi đơn hàng.

Phạm vi ra quyết định chính là quyết định bao nhiêu nguyên vật liệu sẽ được vận chuyển. Ma trận thiết kế hệ thống Logistics như mô tả trong hình 7.1.

Hình thức vận tải

Có sáu hình thức vận tải phổ biến: đường bộ (xe tải), đường thủy (tàu thủy), hàng không (máy bay), đường sắt (tàu hỏa), đường ống và giao hàng tận tay. Mỗi cách thức phù hợp với các loại sản phẩm nhất định.

Ma trận thiết kế hệ thống Logistics

(1.) Đường bộ (xe tải):

− Được sử dụng nhiều nhất và hầu hết trong các chuỗi cung ứng.

− Mọi kích cỡ sản phẩm, trọng lượng, chất lỏng hay khối lượng lớn đều có thể vận chuyển bằng đường bộ.

− Lợi thế lớn nhất là tính linh hoạt cao trong việc vận chuyển hàng hóa đến những nơi không bị sông nước ngăn cách.

(2.) Đường thủy:

− Với công suất vận tải lớn và chi phí rất thấp, nhưng thời gian vận chuyển chậm

− Phương thức vận tải này đặc biệt dành cho các sản phẩm khối lượng lớn như dầu, than và sản phẩm hóa học.

− Không linh hoạt vì có những nơi trên thế giới không tiếp cận trực tiếp bằng đường thủy.

(3.) Đường hàng không:

− Nhanh nhưng đắt.

− Thích hợp với sản phẩm nhỏ, nhẹ, đắt tiền

− Không linh hoạt

(4.) Đường sắt:

− Chi phí tương đối thấp, nhưng thời gian vận chuyển dài.

− Thích hợp để vận chuyển hàng hóa nặng và cồng kềnh.

− Không linh hoạt vì các dịch vụ đường sắt có thời gian định trước, ít có sự linh hoạt cho các chuyến hàng khẩn hoặc vào phút cuối.

− Sử dụng phương tiện đường sắt có phù hợp hay không còn tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng.

− Được chuyên môn hóa cao và giới hạn đối với chất lỏng, khí gas, và dạng rắn bùn.

− Không cần đóng gói hàng hóa và chi phí trên một đơn vị chiều dài thấp.

− Chi phí ban đầu đề xây dựng đường ống rất cao.

(6.) Giao hàng tận tay:

− Đây là bước cuối cùng đối với rất nhiều chuỗi cung ứng.

− Để đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng là hoạt động tương đối chậm và tốn kém vì phương thức này có hàm lượng lao động cao.

Một số ít công ty sử dụng chỉ một phương thức vận chuyển. Đối với rất nhiều công ty, các giải pháp đa phương thức được sử dụng phổ biến và việc tìm ra chiến lược đa phương thức thích hợp là vấn đề quan trọng.

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w