Sau khi hoàn thành bài này, bạn có thể:
• Hiểu dự báo có vai trò căn bản đối với hoạch định chuỗi cung ứng. • So sánh sự khác nhau giữa nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc.
• Xác định các thành phần cơ bản của nhu cầu độc lập: sự biến động bình quân, xu hướng, mùa vụ và ngẫu nhiên.
• Trình bày dự báo theo chuỗi thời gian sử dụng hàm hồi quy, bình quân trượt và san bằng mũ
• Sử dụng phép phân tích để dự báo nhu cầu có tính xu hướng và mùa vụ
• Hiểu hoạch định tổng hợp là gì và nó phối hợp với các kế hoạch sản xuất, logistics, dịch vụ và marketing như thế nào.
• Xây dựng kế hoạch tổng hợp sử dụng các chiến lược khác nhau để đáp ứng nhu cầu.
• Giải thích quản trị hiệu suất sinh lợi là gì và vì sao nó là chiến lược quan trọng để cân bằng nhu cầu.
• Giải thích các mục đích khác nhau của việc lưu giữ tồn kho.
• Nắm logic hệ thống tồn kho nào thích hợp đối với loại hàng hóa nào dựa vào nhu cầu của hàng hóa đó.
• Tính quy mô đặt hàng thích hợp tại thời điểm mua hàng đáp ứng nhu cầu một kỳ.
• Quy mô đặt hàng hiệu quả (EOQ) là gì và cách tính.
• Tóm tắt mô hình quy mô đặt hàng cố định và mô hình thời kỳ đặt hàng cố định, bao gồm các phương pháp xác định dự trữ an toàn khi nhu cầu biến động.
• Hiểu MRP là gì và nó được áp dụng tốt nhất ở đâu. • Nắm bắt nguồn thông tin được dùng trong hệ thống. • Mô tả cách thực hiện MRP “explosion”
• Giải thích cách tính số lượng đặt hàng trong hệ thống MRP.
4.1 QUẢN TRỊ NHU CẦU VÀ DỰ BÁO 4.1.1 Quản trị nhu cầu 4.1.1 Quản trị nhu cầu
Mục đích quản trị nhu cầu là điều phối và quản lý tất cả các nguồn nhu cầu để chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả và sản phẩm được phân phối kịp thời hạn.
Hai nguồn nhu cầu cơ bản:
− Nhu cầu phụ thuộc: nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ này phát sinh từ nhu cầu của sản phẩm hoặc dịch vụ khác
− Nhu cầu độc lập: nhu cầu đối với sản phẩm hoặc dịch vụ không phát sinh trực tiếp từ những sản phẩm hoặc dịch vụ khác
Với nhu cầu độc lập doanh nghiệp có thể:
− Chủ động tác động đến nhu cầu: các hoạt động có thể làm tăng nhu cầu như đặt áp lực đối với lực lượng bán hàng, chế độ ưu đãi cho khách hàng, tiến hành chiến dịch bán hàng, cắt giảm giá. Ngược lại, muốn giảm nhu cầu có thể tăng giá và giảm nỗ lực bán hàng.
− Thụ động, chỉ phản ứng với nhu cầu: Doanh nghiệp với công suất làm việc tối đa, không muốn làm gì để tăng nhu cầu. Doanh nghiệp không có khả năng thay đổi nhu cầu như vì các lý do như chi phí quảng cáo, thị trường bão hòa, nhu cầu vượt quá khả năng kiểm soát. Bên cạnh đó là các lý do về cạnh tranh, pháp luật, môi trường và đạo đức.
4.1.2 Các loại dự báo
Dự báo được chia thành 4 loại cơ bản: định tính, dự báo theo chuỗi thời gian, dự báo nhân quả, và mô phỏng.
• Định tính (Qualitive): Kỹ thuật định tính mang tính chủ quan và dựa trên các ý kiến đánh giá.
• Dự báo theo chuỗi thời gian (Time Series Analysis): Dựa trên các dữ liệu liên quan đến nhu cầu trong quá khứ có thể dùng để dự đoán nhu cầu tương lai. Dữ liệu quá khứ có thể gồm một số thành phần như: ảnh hưởng theo xu hướng, mùa vụ, chu kỳ.
• Dự báo nhân quả (Causal relationship): Dự báo nhân quả sử dụng kỹ thuật hồi quy tuyến tính, giả định các yếu tố cơ bản và yếu tố môi trường.
• Mô phỏng (Simulation): Mô hình này cho phép người dự báo vận hành các giả định về điều kiện dự báo.
Trong chương này nhấn mạnh vào phương pháp định lượng và dự báo theo chuỗi thời gian vì các phương pháp này thường được dùng trong hoạch định và quản trị chuỗi cung ứng.
4.1.3 Các thành phần nhu cầu