Mô hình thời kỳ đặt hàng cố định (Fixed-Time Period Models)

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 130 - 132)

c) Phương pháp cực tiểu chi phí kỳ vọng (cân nhắc chi phí cạn dự trữ):

4.3.6 Mô hình thời kỳ đặt hàng cố định (Fixed-Time Period Models)

− Đối với hệ thống thời kỳ cố định, tồn kho được tính theo thời điểm cụ thể, như mỗi tuần hoặc mỗi tháng.

− Tính lượng tồn kho và đặt hàng hàng kỳ được ưa chuộng:

+ Nhà cung cấp sẽ định kỳ đến khách hàng và lấy đơn hàng cho dây chuyền sản phẩm

+ Người mua muốn kết hợp các đơn hàng để tiết kiệm chi phí vận chuyển.

+ Những doanh nghiệp khác hoạt động với thời kỳ cố định để thuận tiện cho việc tính toán tồn kho

− Mô hình thời kỳ đặt hàng cố định: tạo ra lượng đặt hàng thay đổi từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, phụ thuộc vào mức sử dụng tồn kho. Thông thường đòi hỏi mức tồn kho cao hơn so với hệ thống quy mô đặt hàng cố định.

− Ngược với mô hình quy mô đặt hàng cố định, trong mô hình thời kỳ đặt hàng cố định thì tồn kho được tính vào thời điểm nhất định.

+ Có thể một vài nhu cầu lớn làm cho lượng tồn trữ giảm xuống bằng 0 ngay sau khi đặt hàng  Có thể không được biết cho đến kỳ đánh giá tiếp theo, đặt hàng phải mất thời gian chờ L Thiếu hàng trong suốt thời gian (T + L).

− Dùng dự trữ an toàn để phòng trường hợp hết hàng trong thời kỳ đánh giá cũng như trong thời gian chờ từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng (T+L)

Mô hình thời kỳ đặt hàng cố định với dự trữ an toàn

Trong hệ thống thời kỳ đặt hàng cố định, đặt hàng vào thời điểm đánh giá (T), và dự trữ an toàn được tính như sau:

Dự trữ an toàn = zσT+L [11.10]

Hình thể hiện hệ thống đặt hàng theo thời kỳ với chu kỳ đánh giá là T và thời gian chờ không đổi là L. Trong trường hợp này, nhu cầu tuân theo phân phối ngẫu nhiên với trung bình d. Số lượng đặt hàng q là:

Lượng đặt

hàng =

Nhu cầu trung bình trong thời kỳ được đánh giá và chờ hàng + Dự trữ an toàn - Tồn kho sẵn có (cộng với lượng hàng đã đặt nhưng chưa nhận nếu có) q = __d(T+L) + zσT+L - I [11.11] Trong đó q = Lượng đặt hàng

T = Tổng số ngày giữa các lần đánh giá

L = Thời gian chờ (tính theo ngày)

__

d = Nhu cầu trung bình hàng ngày (theo dự báo)

z = Số độ lệch chuẩn của xác suất phục vụ cụ thể

LT+ T+

σ = Độ lệch chuẩn của nhu cầu trong thời kỳ đánh giá và thời gian chờ

I = Mức tồn kho hiện tại

Chú ý:

+ Nhu cầu, thời gian chờ, thời kỳ đánh giá, v.v... đối với sản phẩm có thể tính theo ngày, tuần hay năm miễn là đồng nhất trong hàm.

+ Trong mô hình này, nhu cầu (__d ) có thể dự báo và điều chỉnh mỗi kỳ đánh giá cho thích hợp. Giả sử nhu cầu này tuân theo phân phối bình thường.

+ Giá trị z phụ thuộc vào xác suất thiếu hàng và có thể tra trong Bảng F hoặc dùng hàm Excel NORMSINV.

Ví dụ 11.5: Khối lượng đặt hàng (Quantity to Order)

Nhu cầu hàng ngày đối với một loại sản phẩm là 10 đvsp với độ lệch chuẩn là 3 đvsp. Kỳ đánh giá là 30 ngày, và thời gian chờ là 14 ngày. Ban quản trị lập chính sách thỏa mãn 98 % nhu cầu. Vào đầu kỳ đánh giá, có 150 đvsp tồn kho.

Nên đặt hàng bao nhiêu sản phẩm? GIẢI

Lượng đặt hàng là

q = __d(T+L) + zσT+L - I = 10 (30+14) + zσT+L- 150

 Cần tìmzσT+Lz.

* Trước hết tìm σT+L, Độ lệch chuẩn của nhu cầu mỗi ngày trong thời gian của thời kỳ

∑+= = + = T L i d L T 1 2 σ σ

Vì nhu cầu mỗi ngày độc lập và không đổi:

90, , 19 ) 3 )( 15 30 ( ) ( + 2 = + 2 = = +L d T T L σ σ [11.12] ** P=0.98 có giá trị z =2.05. Số lượng cần đặt là: q = __d(T+L) + zσT+L - I = 10 (30+14) + 19,90 – 150 = 331 đvsp

Vậy để đảm bảo 98% xác suất không bị thiếu hàng, chúng ta nên đặt 331 sản phẩm vào thời điểmđánh giá.

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w