Lịch trình ổn định (Level Scheduling)

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 113 - 114)

g N.cầu N.SX Imin NCTL Này

4.2.5 Lịch trình ổn định (Level Scheduling)

4 kế hoạch cơ bản: thay đổi số lượng lao động để đáp ứng nhu cầu, làm thêm ngoài giờ và làm bán thời gian, thay đổi mức tồn kho thông qua lượng sản phẩm dư thừa hoặc thiếu hụt, và thầu phụ.

• Lịch trình ổn định (hay kế hoạch cân bằng) giữ cho việc sản xuất không đổi theo thời gian.

− Kết hợp các chiến lược.

− Ở mỗi thời kỳ, nó giữ số lượng lao động không đổi và tồn kho ở mức thấp, và phụ thuộc vào nhu cầu để kéo sản phẩm.

• Lịch trình sản xuất ổn định có nhiều ưu điểm, và là xương sống của sản xuất JIT:

1. Toàn bộ hệ thống được lên kế hoạch nhằm tối thiểu hóa mức tồn kho và sản phẩm dở dang.

2. Việc bổ sung sản phẩm được cập nhật hàng ngày do số lượng sản phẩm dở dang thấp.

3. Sự lưu chuyển thông suốt trong hệ thống

4. Sản phẩm mua từ nhà cung cấp được phân phối khi cần, và đến trực tiếp dây chuyền sản xuất.

Các hãng như Nissan và Toyota luôn giữ hệ thống sản xuất ở mức không thay đổi và để cho hàng hóa ô tô của mình có mức tồn kho lên xuống nhằm gia giảm theo biến động của nhu cầu và mức sản xuất hàng tháng, hoặc tìm những công việc thay thế khác cho công nhân làm. Triết lý của họ là giữ cho số công nhân được ổn định thì mới đạt được chất lượng sản phẩm tốt, ít xáo trộn nhân lực, công nhân ít vắng mặt không lý do và có nhều công nhân gắn bó với mục tiêu của hãng hơn.

Tập đoàn Toyota lập kế hoạch sản xuất hàng năm cho tổng số xe hơi được sản xuất và bán. Hoạch định sản xuất tổng hợp đặt ra nhu cầu sản xuất tất cả sản phẩm theo chiến lược cân bằng. Bí quyết thành công của chiến lược kế hoạch cân bằng của Nhật là sự san bằng sản xuất. Kế hoạch tổng hợp được chia thành các kế hoạch hàng tháng và hàng ngày làm cho sản phẩm di chuyển liên tục qua hệ thống sản phẩm.

Quy trình này như sau: 2 tháng trước, lên kế hoạch số lượng lốp xe và chuyển thành kế hoạch chi tiết trước 1 tháng. Số lượng này được đưa cho các nhà thầu phụ và nhà cung cấp để họ có thể hoạch định dựa trên việc đáp ứng nhu cầu của Toyota. Nhu cầu hàng tháng đối với các loại lốp ô tô khác nhau được đưa vào trong lịch trình hàng ngày. Ví dụ: Nhu cầu trong 1 tháng cần 8000 lốp xe A, cùng với 6000 lốp xe B, 4000 lốp xe C, và 2000 lốp xe D. Và nếu chúng ta giả định rằng dây chuyền hoạt động 20 ngày/tháng, chuyển sang sản phẩm đầu ra hàng ngày lần lượt là 400, 300, 200 và 100. Tương

đương với 4 lốp A, 3 lốp B, 2 lốp C và 1 lốp D mỗi 9,6 phút của một ngày 2 ca (960 phút).

Mỗi công nhân vận hành nhiều máy, sản xuất lần lượt các sản phẩm. Để dùng kỹ thuật lịch trình ổn định, đòi hỏi:

1. Sản xuất mang tính chất lặp lại (hình thức dây chuyền) 2. Hệ thống phải có thể có năng lực dư thừa

3. Sản phẩm đầu ra của hệ thống phải cố định trong một thời kỳ (thường 1 tháng) 4. Mối quan hệ thông suốt giữa thu mua, marketing và sản xuất

5. Chi phí lưu giữ tồn kho cao 6. Chi phí trang thiết bị thấp 7. Lao động đa kỹ năng

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w