Chi phí tồn kho: (Chi phí tăng khi tồn kho tăng)

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 116 - 117)

g N.cầu N.SX Imin NCTL Này

4.3.3 Chi phí tồn kho: (Chi phí tăng khi tồn kho tăng)

 Chi phí vốn

Đầu tư vào tồn kho phải được xét như tất cả các cơ hội đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn vốn giới hạn, đầu tư vào tồn kho phải chấp nhận phí tổn cơ hội về vốn. Phí tổn cơ hội của vốn đầu tư vào tồn kho là tỷ suất sinh lợi của dự án đầu tư có lợi nhất đã bị bỏ qua. Sự gia tăng tồn kho làm tăng vốn cho tồn kho, và chấp nhận phí tổn cơ hội vốn cao.

 Chi phí kho

Bao gồm chi phí lưu giữ tồn kho như chi phí kho bãi, tiền lương nhân viên quản lý kho, các điều kiện bảo quản tồn kho (giữ nóng, chống ẩm, làm lạnh...)

 Thuế và bảo hiểm

Chống lại các rủi ro gắn với quản lý tồn kho, công ty có thể phải tốn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Tồn kho là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế do đó, tồn kho tăng chi phí thuế sẽ tăng.

 Hao hụt, hư hỏng

Tồn kho càng tăng, thời hạn giải tỏa tồn kho dài nguy cơ hư hỏng và lỗi thời càng lớn. Đây cũng là một chi phí liên quan đến tất cả các tồn kho ở mức độ khác nhau.

 Rủi ro kinh doanh

Theo thời gian tồn kho có thể bị lạc hậu và giảm giá.

* Chi phí giảm khi tồn kho tăng: ( Không gọi là chi phí tồn kho)

 Chi phí đặt hàng

Là các chi phí phát sinh theo mỗi lần đặt hàng và nhận hàng như chi phí ước lượng, thương lượng giá, chuẩn bị đơn hàng, tiếp nhận...Quy mô lô hàng lớn sẽ có ít lần đặt hàng hơn thì chi phí đặt hàng trong năm ít hơn vì số lần đặt hàng ít. Song đặt hàng quy mô lớn tồn kho bình quân tăng lên và hiển nhiên là chấp nhận chi phí tồn kho cao.

 Giảm giá do chiết khấu khối lượng lớn

Đặt hàng quy mô lớn có thể được hưởng sự giảm giá do chiết khấu.

 Chi phí chuẩn bị sản xuất

Các hệ thống sản xuất để chế tạo cần chi phí cho mỗi lần chuẩn bị sản xuất gồm: Chi phí chuẩn bị tài liệu, máy móc nhàn rỗi, chi phí nhân công chuẩn bị, phế phẩm do sản xuất thử...Quy mô loạt sản xuất lớn số lần chuẩn bị sản xuất sẽ giảm, chi phí chuẩn bị sản xuất giảm. Tất nhiên là tồn kho bình quân tăng lên và chi phí tồn kho lại tăng lên.

 Chi phí cạn dự trữ

Giảm thấp tồn kho có thể phải chấp nhận khả năng cạn dự trữ cao hơn. Chi phí này bao gồm việc bỏ lỡ cơ hội bán hàng hiện tại. Và trầm trọng hơn là có thể bỏ lỡ cơ hội thu lợi nhuận tương lai. Để tránh tình trạng cạn dự trữ người ta gia tăng tồn kho. Trong trường hợp này sự gia tăng tồn kho làm giảm chi phí cơ hội của sự cạn dự trữ.

Tóm lại: Khi tồn kho tăng sẽ có các chi phí tăng lên và có các chi phí lại giảm, mức tồn kho hợp lý sẽ làm cực tiểu tổng chi phí liên quan đến tồn kho.

Một phần của tài liệu MGO_301_BG_NHUNGMTH_130815 (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w