Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội:

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 81 - 87)

III- Các bộ phận cấu thành của an sinh xã hội ở việt nam

1. Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội:

Khỏi niệm:

Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành quan trọng và có triển vọng phát triển nhất trong hệ thống an sinh xó hội của nước ta, bao gồm một hệ thống nhiều chính sách, biện pháp của xó hội nhằm khuyến khích mọi người lao động đóng góp một phần thu nhập của mình khi đang làm việc để đảm bảo rằng khi họ bị tai nạn, ốm đau, thai sản, thất nghiệp, về già và khi chết được hưởng những những khoản trợ cấp cần thiết, phù hợp với sự đóng góp của họ kết hợp với nguyờn tắc chia sẻ rủi ro.

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm bảo đảm công bằng và an sinh xã hội cho mọi người lao động nên luôn được quan tâm, chú ý và đã được thực hiện ngay từ ngày đầu khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945).

Cỏc hỡnh thức của bảo hiểm, bảo hiểm xã hội:

ở nước ta hiện tồn tại và phỏt triển đồng thời hai hỡnh thức bảo hiểm xã hội: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Hỡnh thức bảo hiểm xã hội bắt buộc cú rất sớm, từ ngày thành lập nhà nước VN (1945) và phỏt triển xuyờn suốt thời gian cỏc cuộc khỏng chiến cho đến nay. Hỡnh thức bảo hiểm tự nguyện mới xuất hiện trong thời kỳ đổi mới, mở cửa. Hỡnh thức bảo hiểm tự nguyện hiện cũng được chia thành 2 nhỏnh khỏc nhau, một loại hỡnh thức bảo hiểm tự nguyện do dõn tự lập ra (cú sự hỗ trợ của nhà nước địa phương, đang làm thớ điểm ở một số tỉnh Nghệ an, Thanh hoỏ...) một loại khỏc là bảo hiểm thương mại do cỏc cụng ty bảo hiểm đứng ra tổ chức như: Bảo Việt, Prudential (Anh), Menualife (Canada), AIA (Mỹ). Nguyờn tắc hoạt động của cỏc cụng ty bảo hiểm thương mại là chia sẻ rủi ro, lấy số lớn bự số bộ.

Cỏc hỡnh thức bảo hiểm tự nguyện, tuy chưa thật phỏt triển ở nước ta do nhận thức của nhõn dân cũn hạn chế nhưng đõy sẽ là hỡnh thức bảo hiểm cú triển vọng phỏt triển mạnh trong tương lai. Từ gúc độ kinh tế, bảo hiểm thương mại là hỡnh thức kinh doanh tiền tệ (do quy luật thị trường chi phối), nhưng đứng ở khớa cạnh xó hội, nú đúng vai trũ rất quan trọng đảm bảo an sinh của người dõn.

Đối tượng và chế độ hưởng thụ của bảo hiểm và bảo hiểm xó hội:

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ngày càng được mở rộng, số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng lớn.

Khi ban hành điều lệ tạm thời về bảo hiểm xã hội, năm 1961, đối tượng của bảo hiểm xã hội chỉ là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang (quân đội và công an), đến năm 1985 có khoảng 3,5 triệu người (chiếm 12% lực lượng lao động xã hội), còn 88% lao động làm việc ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài quốc doanh chưa được tham gia.

Điều lệ bảo hiểm xã hội năm 1995 (ban hành kèm theo nghị định 12CP) quy định phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội mở rộng hơn, bao gồm mọi người lao động làm việc trong tất cả các thành phần kinh tế, và trong các tổ chức kinh tế- xã hội, những người lao động làm cụng, ăn lương của cỏc cơ quan hành chớnh nhà nước, lực luợng vũ trang, cỏc doanh nghiệp nhà nước, tư nhõn, liờn doanh với nước ngoài, cụng nhõn viờn chức sự nghiệp giỏo dục, y tế, cỏn bộ dõn cử của cỏc tổ chức Đảng, Đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện, xã. Số lượng tham gia bảo hiểm năm sau lớn hơn năm trước, tính đến cuối năm 2003 có trên 5,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chiếm 15% tổng số lao động và gần 14 triệu người tham gia bảo hiểm y tế ( chiếm gần 18% dân số toàn quốc)6

Bảo hiểm xó hội bắt buộc hiện nay ở nước ta chi trả 6/9 chế độ quy định theo công ước 102 (1952) của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đó là:

 Chế độ ốm đau;

 Chế độ thai, sản;

 Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiờp;

 Chế độ chăm sóc Y tế (bảo hiểm y tế)

 Chế độ hưu trớ;

Ngoài ra, hiện nay có thêm chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội sau khi bị ốm đau, thai sản; chế độ trợ cấp khó khăn cho gia đình công nhân viên chức có khó khăn đột xuất.

Trong các chế độ nêu trên, chế độ hưu trí hay gọi là bảo hiểm hưu trí là quan trọng nhất .

Đối tượng của bảo hiểm tự nguyện là mọi người dõn (khụng kể người đú đang đi làm hay ở nhà, trẻ em hay người lớn..) cú thu nhập, đủ tiờu chuẩn theo quy định của từng loại bảo hiểm, tự nguyện tham gia đúng bảo hiểm theo định kỳ, theo từng mức theo quy dịnh của mỗi thể loại bảo hiểm.

Để thu hỳt khỏch hàng, cỏc cụng ty bảo hiểm thương mại tạo ra sản phẩm bảo hiểm rất đa dạng về cả loại hỡnh bảo hiểm, thời gian bảo hiểm. và lứa tuổi bảo hiểm, số tiền bảo hiểm...

Loại hỡnh bảo hiểm thương mại, tự nguyện gồm cú:

 Bảo hiểm tớnh mạng (nhõn thọ);

 Bảo hiểm sức khoẻ ( y tế);

 Bảo hiểm tai nạn;

 Bảo hiểm giỏo dục;

 Bảo hiểm hưu trớ.

Thời gian bảo hiểm tự nguyện cũng rất đa dạng: 1 năm, 5 năm và cỏc thời hạn dài 10,15,20 năm....

Quỹ Bảo hiểm xã hội:

Trước năm 1995, quỹ bảo hiểm xã hội nằm trong ngân sách nhà nước. Tuy đã có quy định về sự đóng góp hàng năm của người sử dụng lao động, nhưng do thực hiện cơ chế bao cấp đối với bảo hiểm xã hội, số chi bảo hiểm xã hội ngày càng lớn, số thu không đủ chi nên khoản chi bảo hiểm xã hội ngày càng trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước (chiếm trên 90% số phải chi các chế độ bảo hiểm xã hội, chưa kể chi khám, chữa bệnh cho người lao động và nhân dân). Như vậy, trên thực tế, trước năm 1995, quỹ bảo hiểm xã hội không tồn tại mà chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp.

Sau năm 1995, quỹ bảo hiểm xã hội đã được hình thành trên thực tế. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt nam, được hoạch toán riêng và cân đối thu-chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và trợ cấp; Quỹ khám chữa bệnh bắt buộc, Quỹ khám chữa bệnh tự nguyện).

Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn sau:

 Người sử dụng lao động đóng 17% tổng quỹ lương và người lao động đóng 6% tiền lương hàng tháng;

 Nhà nước đóng và hỗ trợ để đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đối với người nghèo và các đối tượng chính sách;

 Tiền sinh lời do thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm xã hội;

Việc thành lập Quỹ bảo hiểm xã hội độc lập với ngân sách Nhà nước có sự đóng góp của 3 thành phần nói trên đã tạo điều kiện xây dựng cơ chế tài chính mới, đúng đắn, là điều kiện để hoà nhập vào hoạt động bảo hiểm xã hội quốc tế. Việc đổi mới cơ chế quản lý và thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội từ phân tán, hành chính, bao cấp sang thực hiện theo cơ chế vừa tập trung thống nhất, vừa phân biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sự nghiệp bảo hiểm xã hội đã chấm dứt tình trạng trùng lặp, lỏng lẻo gây nên những thiếu sót , sai phạm trong quá trình thực hiện chế độ hưu trí cho người lao động, bảo hiểm quyền lợi cho đối tượng này.

Số thu bảo hiểm xã hội hàng năm tăng lên. Trước khi đổi mới cơ chế, gần 93% nguồn quỹ để chi trợ cấp bảo hiểm xã hội dựa vào ngân sách nhà nước, đến năm 1995 đã thu được 1.530 tỷ đồng, năm 1996 thu được 2.569 tỷ đồng, cuối năm 1998 thu được 3.875 tỷ đồng, năm 1999 là 4.188 tỷ đồng. Năm 2001 thu được 6.334 tỷ đồng, năm 2002 thu được 6.348 tỷ đồng. Đến 31/12/2002 quỹ bảo hiểm xã hội có số dư khoảng 26.000 tỷ đồng 7.

Phương hướng phỏt triển mạng lưới bảo hiểm và bảo hiểm xã hội:

Trong cơ chế thị trường, bảo hiểm và bảo hiểm xó hội là trụ cột quan trọng nhất, cú triển vọng phỏt triển nhất trong hệ thống an sinh xó hội. Sở dĩ cú được ưu thế đú vỡ mạng lưới bảo hiểm xó hội, đặc biệt là hệ thống bảo hiểm thương mại cú nhiều sản phẩm, được tổ chức mềm dẻo, cú hệ thống đại lý ở khắp nơi, thuận tiện cho người mua bảo hiểm. Xó hội càng phỏt triển, càng cần phỏt triển mạng lưới bảo hiểm. Nhà nước cần hỗ trợ phỏt triển mạng lưới bảo hiểm tự nguyện do dân thành lập, hỡnh thức này phự hợp với đại bộ phận nụng dõn cú thu nhập vừa phải ở nụng thụn. Nếu mọi người dân tham gia mua bảo hiểm, trong đó có cả bảo hiểm con người và bảo hiểm tài sản có giá trị lớn thì vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo. Người dân không phải lo sợ bất cứ sự hẫng hụt về thu nhập nào trong cuộc sống trong các trường hợp rủi ro, bệnh tật, già yếu.

Trong hệ thống bảo hiểm hiện nay ở nước ta thì bảo hiểm xã hội hiện là một trong hình thức có lâu nhất và phát triển nhất. Phương hướng cải cách bảo hiểm xã hội trong tương lai nhằm mục tiêu bảo đảm thực hiện bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động thuộc mọi tầng lớp nhân dân và tiến tới thực hiện chăm sóc y tế cho toàn dân như nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã vạch ra, góp phần đảm bảo công bằng và an sinh xã hội và đảm bảo cân bằng thu -chi quỹ bảo hiểm xã hội và ngày càng phục vụ tốt hơn đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Nguyên tắc, yêu cầu và nội dung chủ yếu của việc tiếp tục cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương Đảng vạch ra, đó là:

 Cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội phải gắn với với sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, bảo đảm nguyên tắc cân đối vĩ mô của nền kinh tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội. Việc điều chỉnh chính sách phải dựa trên cơ sở tăng năng xuất xã hội, tăng thu nhập quốc dân và sự phát triển của nền kinh tế.

 Chính sách phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN, đảm bảo nâng dần mức sống cho người lao động và khuyến khích người lao động nâng cao trình độ nghề nghiệp, tăng năng xuất và kết quả lao động.

 Cải cách phải thực hiện từng bước và đồng bộ với cải cách hành chính, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, biên chế và trả lương ở các đơn vị sự nghiệp; tách dần chính sách tiền lương với chính sách bảo hiểm xã hội.

 Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng, bảo đảm an toàn và phát triển bảo hiểm xã hội. ưu tiên giải quyết một số bất hợp lý về lương hưu đối với người về hưu trước tháng 9/1985 và trước tháng 4/1993.

 Mở rộng phạm vi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đến mọi người lao động (đặc biệt là lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lao động trong các hợp tác xã, lao động là người nông dân và nhiều lao động tự do khác) và mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân.

 Mở rộng loại hình bảo hiểm tự nguyện.

 Mở rộng các chế độ bảo hiểm xã hội, trước mắt thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp, sau đó là chế độ trợ cấp người tàn tật và các chế độ khác tuỳ thuộc vào nhu cầu về bảo hiểm xã hội và khả năng phát triển kinh tế- xã hội chung của đất nước.

 Về mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Mức đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế phải được tính trên cơ sở tiền lương hoặc tiền công của người lao động và tỷ lệ thu phải được điều chỉnh dần dần từ thấp đến cao theo mức tăng của tiền lương hoặc tiền công vừa bảo đảm cuộc sống hiện tại của người lao động, vừa bảo đảm cân đối thu- chi quỹ, đồng thời phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn.

Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội trong an sinh xã hội

Bảo hiểm và bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành quan trọng và có triển vọng phát triển nhất trong hệ thống an sinh xó hội của nước ta. Bảo hiểm xã hội bao gồm một hệ thống nhiều chính sách, biện pháp của xó hội, khuyến khích mọi người lao động đóng góp một phần thu nhập của mình khi đang làm việc để đảm bảo rằng khi họ bị tai nạn, ốm đau, thai sản, thất nghiệp, về già và khi chết được hưởng những những khoản trợ cấp cần thiết, phù hợp với sự đóng góp của họ kết hợp với nguyờn tắc chia sẻ rủi ro.

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm bảo đảm công bằng và an sinh xã hội cho mọi người lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)