V- Những tác nhân tiêu cực đe doạ an sinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới (tính tất yếu phải xây dựng một thế giới an sinh hơn):
3- Đại dịch HIV/AIDS:
H (Human)- Người
I (Immunodeficiency) - Suy giảm miễn dịch V (Virus)- Virút
HIV là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Loại vi rút này chỉ sống được trong cơ thể người. Nó không tồn tại lâu ở ngoài môi trường, Nếu có máu hoặc chất dịch của người bệnh rây ở ngoài môi trường thì HIV chỉ tồn tại được cho đến khi máu đó chưa bị khô. HIV gây ra một bệnh không có khả năng điều trị được gọi là AIDS
A ( Acquired) - Mắc phải I (Immune)- Miễn dịch D (Deficiency)- Suy giảm S ( Syndrome)- Hội chứng
AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (là giai đoạn cuối của người nhiễm HIV, khi hệ thống miễn dịch của người đó đã bị HIV làm cho suy giảm). Vì vậy, người bị nhiễm HIV dễ bị mắc các bệnh nhiễm vi rút, vi trùng, nấm, ký sinh tuỳ cơ hội, các bệnh ác tính không gặp ở người bình thường. Người bị hội chứng AIDS thường tử vong do các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, nấm như trên hoặc các bệnh ác tính.
Chỉ trong vòng hơn 20 năm, kể từ khi các nhà khoa học phát hiện ra HIV, trong thời gian ngắn ngủi đó, nhiễm HIV đã trở thành đại dịch của loài người. Theo báo cáo của Hội nghị về phòng chống AIDS vừa họp tại Bangkok, Thái lan trung tuần tháng 7/ 2004 cho biết, đến nay, trên thế giới có trên 58 triệu người bị nhiễm HIV, trong đó hơn 20 triệu người đã bị AIDS và tử vong do AIDS. Các khu vực bị đại dịch AIDS lan tràn nhiều nhất là châu Phi (vùng cận Sahara) và châu á (Đông Nam á). Mỗi ngày có khoảng 5.000 người bị lây nhiễm HIV.
Đại dịch HIV/AIDS là thảm hoạ khủng khiếp mà loài người đã và đang phải đối mặt trong vài chục năm qua và trong nhiều năm sắp tới. Trong số hàng
chục triệu nạn nhân của HIV/AIDS trên toàn thế giới hiện nay, người ta ước tính có hơn 2,7 triệu trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS. Trờn 4,3 triệu trẻ em dưới 15 tuổi đó chết do cỏc bệnh liờn quan tới AIDS và cứ mỗi phỳt cú thờm một đứa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS; Đến 2010, sẽ cú 44 triệu trẻ em dưới 15 tuổi mất cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ vỡ AIDS ( nguồn: UNAIDS 2000, 2001). HIV khụng chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của Trẻ em mà nú cũn gõy hậu quả nghiờm trọng đến kinh tế, xó hội cho toàn xó hội. HIV/AIDS có sức tàn phá khủng khiếp, nó có thể làm tiêu tan những thành quả về phúc lợi về y tế, giáo dục, văn hoá... mà một quốc gia đã nỗ lực phấn đấu trong nhiều thập kỷ, đồng thời gây ra những khủng hoảng sâu sắc trong xã hội.
Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch này. Sự tác động của HIV/AIDS đến cuộc sống của trẻ em không chỉ đơn thuần là gây ra cái chết, mà còn thể hiện trên rất nhiều khía cạnh nghiêm trọng khác. ở vùng Sahara, châu Phi, 1/3 người nhiễm HIV là phụ nữ và các cô gái trẻ dưới 24 tuổi.
Thời gian qua, nhiều tổ chức và hội nghị quốc tế, đặc biệt là Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên hợp quốc đã thông qua nhiều văn kiện quốc tế và nhiều chương trình hành động nhằm xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử, bảo đảm các quyền con người một cách bình đẳng cho những người bị nhiễm HIV/AIDS. Về cơ bản, tất cả các hội nghị quốc tế và các văn kiện quốc tế về vấn đề này đều yêu cầu các tổ chức quốc tế có những hoạt động để bảo vệ nhân phẩm và các quyền con người của những người bị nhiễm HIV/AIDS; đồng thời khuyến cáo các quốc gia phải tiến hành các biện pháp thích hợp để loại trừ tất cả mọi hình thức phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS, không chỉ bao gồm việc bảo đảm quyền bình đẳng cho họ, mà còn bao gồm việc bảo đảm cho họ không bị rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, dẫn tới không thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế cần thiết.
Hội nghị cấp cao của những người đứng đầu và đại diện các nhà nước trên thế giới về AIDS được tổ chức tại Pari (ngày 1-12-1994) đã ra tuyên bố, trong đó
Chính phủ các nước cam kết có nghĩa vụ và sẽ thi hành các biện pháp thích hợp để loại trừ sự phân biệt đối xử với những người bị nhiễm HIV/AIDS trên tất cả các lĩnh vực, trong mọi hoàn cảnh; đồng thời hỗ trợ các hoạt động phòng chống sự lây nhiễm của đại dịch, trợ giúp những người bị nhiễm HIV/AIDS.
Năm 2001, Liên hợp Quốc thành lập quỹ toàn cầu, hàng năm, quỹ này phải chi 10 tỷ Đô la Mỹ để chiến đấu với HIV/AIDS, bệnh lao và sốt rét.
Những vấn đề nan giải hiện nay mà các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển đang phải đương đầu là: Thiếu thuốc điều trị bệnh nhân nhiễm HIV; Giá thuốc đắt, đại bộ phận bệnh nhân ở các nước đang phát triển không đủ khả năng tiếp cận loại thuốc này với giá hiện nay; Thiếu bác sĩ điều trị. Theo tài liệu của Hội nghị quốc tế lần thứ 15 về HIV họp tại Bangkok trung tuần tháng 7/2004 thì hiện nay, ở Việt Nam chỉ có 1 bác sĩ chuyên khoa HIV trên 11.000 bệnh nhân ; ở Trung quốc chỉ có 200 Bác sĩ được đào tạo về AIDS trên tổng số 840.000 người bện; Trong khí đó, ở Nhật, cứ 20 người bệnh nhân có 1 bác sĩ chuyên khoa.
Thảm hoạ của đại dịch HIV/AIDS đối với con người và xã hội laài người:
58 triệu người bị nhiễm HIV, trên 20 triệu người, trong số đó có 4,3 triệu trẻ em dưới tuổi 15 đã bị chết do AIDS ;
44 triệu trẻ em bị mất cha , mất mẹ do AIDS;
Tàn phá thành quả về phúc lợi, giáo dục, y tế và văn hoá ở nhiều quốc gia;
Gây khủng hoảng sâu sắc trong xã hội: thiếu lực lượng lao động trẻ ( ở châu Phi, 1/3 người nhiễm HIV là phụ nữ và các cô gái dưới 24 tuổi). Câu chuyện do em Hoàng Văn Khôi, sinh viên Khoa công tác xã hội kể về nỗi
đau của một người bà con của em:
" Gia đình Ông Đức là gia đình cán bộ, hai ông bà là cán bộ về hưu, hai người con trai của ông bà rất ngoan, một anh làm công an thị trấn, một anh là bí thư đoàn thị trấn, cuộc sống gia đình rất thành đạt và hạnh phúc. Bỗng đến một
ngày, do bước vào cuộc vui với bạn bè nên người con đầu của ông đã chích ma tuý và bước vào đời cùng một cô cave. Và việc gì đến, đã đến, người anh cả bị nhiễm HIV. Cũng như người anh, người em, không hiểu vì lý do gì cũng đã xa chân vào tệ nạn ma tuý. Trong vòng 3 năm, hai con của ông bà đã ngốn tổng số tiền là 3 chiếc xe Dream cùng nhiều tài sản khác và ngày càng lún sâu vào ma tuý.
Bỗng một ngày người con cả thấy mệt và ốm vì đã chuyển sang giai đoạn AIDS, một tháng sau khi bị ốm thì anh bị chết. Sau đó ít lâu thì người con thứ hai của ông bà cũng bị chết. Mặc dù được bà con, bạn bè an ủi nhưng do nỗi đau mất con quá lớn nên cả hai ông bà đã tự vẫn. Khi chứng kiến cảnh đau thương ấy, không một người nào không rơi nước mắt, song mọi điều đều đã quá trễ…"